top of page

Forum Posts

NVHB
Dec 12, 2021
In Di Tích Lịch Sử
Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành (chữ Hán: 順化京城) là một tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế thuộc địa phận bốn phường Đông Ba, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc của thành phố Huế, có ranh giới như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ và đường Đào Duy Anh; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu và đường Huỳnh Thúc Kháng. Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68. Lịch sử Từ thời các chúa Nguyễn, Huế đã từng được chọn làm thủ phủ xứ Đàng Trong: năm 1635-1687 Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long; đến thời Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát đã dời phủ về Phú Xuân trong những năm 1687-1712; 1739-1774. Đến thời Tây Sơn, Huế vẫn được vua Quang Trung chọn làm thành kinh đô cho vương quốc của ông. Năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, một lần nữa lại chọn Huế làm nơi đóng đô. Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban.[cần dẫn nguồn] Kinh thành Huế có 3 vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã tiến hành khảo sát chọn vị trí xây thành mới, cuối cùng ông đã chọn vùng đất rộng bên bờ bắc sông Hương gồm phần đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành[1]. Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) làm thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành[2]. Kinh thành Huế được đích thân Gia Long chọn vị trí và cắm mốc, tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chình vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài trong suốt 30 năm dưới hai triều vua[3]. Sau năm 1945, chiến tranh loạn lạc, trong nội thành không ai quản lý, người dân vào sống men theo tường Kinh thành và khu vực Eo Bầu. Lâu dần, nơi đây hình thành cụm dân cư. Người dân nghèo lấn chiếm bề mặt Thượng Thành, Eo Bầu dựng nhà và trồng hoa màu. Hiện có 4.200 hộ dân với khoảng 15000 người dân thuộc 7 phường của thành phố Huế đang sống và canh tác trong khu vực này. Việc người dân lấn chiếm đất Kinh thành dựng nhà trú ngụ trên Thượng Thành, xả rác, nước thải sinh hoạt... đã làm cho nền đất ngày càng lún sâu, nứt hỏng nhiều chỗ. Năm 2019, Thừa Thiên Huế khởi động Đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế”. Đề án thực hiện trong 6 năm, từ năm 2019 đến năm 2025 với kinh phí hơn 4.000 tỷ đồng. Theo đó, người dân sống ở khu vực I di tích Kinh thành Huế đồng ý ra đi vào các khu tái định cư, trả lại không gian xưa cho Di sản Văn hóa Thế giới.[4] Kiến trúc Họa đồ Kinh thành Huế trong Đại Nam nhất thống chí Họa đồ việt hóa Kinh thành Huế trong Đại Nam nhất thống chí Họa đồ việt hóa Kinh thành Huế (với hướng Bắc nằm bên trên) trong Đại Nam nhất thống chí Bản đồ khu vực Kinh thành Huế ngày nay Một đoạn thành Huế và Kỳ Đài Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch[3]. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương). Thành có 10 cửa chính [3] gồm: Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành). Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây). Cửa Chính Tây Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành). Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long). Cửa Quảng Đức. Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông). Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa). Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây). Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài) Ngoài ra kinh thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài. Bên trong kinh thành Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành - nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia. Hoàng thành Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế, nơi ở của vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn. Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất. Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính (ở phía Nam) là Ngọ Môn[5]. Bên trong Hoàng thành có Điện Thái Hòa, là nơi thiết triều; khu vực các miếu thờ; và Tử Cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội. Tử Cấm thành Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành. Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m.[6] Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn. Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng, thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn phòng mở thêm cửa Văn phòng. Mặt đông có hai cửa Hưng Khánh và Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường. Mặt tây có 2 cửa: Gia Tường và Tây An. Bên trong Tử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực. Hiện nay hầu hết các công trình trong Tử Cấm thành đều đã xuống cấp do thời gian hoặc bị phá hủy trong thời kì kháng chiến chống pháp năm (1947), những trận không kích và máy bay B52 trải thảm của chính quyền Mỹ ngụy (1968) gồm điện Kiến Trung, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, và nhiều dinh thự khác.[7] Các di tích trong kinh thành Kỳ Đài Hay còn gọi là Cột Cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trường Quốc Tử Giám Năm 1803 vua Gia Long xây dựng Đốc Học Đường tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía Đông Nam Hoàng thành (tức vị trí hiện nay). Điện Long An Điện được xây dựng vào năm 1845, thời vua Thiệu Trị với tên gọi là Điện Long An trong cung Bảo Định, phường Tây Lộc (Huế) là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Tại số 3, Lê Trực, Huế. Tòa nhà chính của viện bảo tàng chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế giúp người tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế. Đình Phú Xuân Đình Phú Xuân được xây dựng nửa đầu thế kỷ XIX ở tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; nay thuộc phường Tây Lộc, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 2 km về phía bắc. Hồ Tịnh Tâm Hồ Tịnh Tâm là một di tích được kiến tạo dưới triều Nguyễn. Trước đây, hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Đầu triều Gia Long, triều đình cho cải tạo một số đoạn sông và khơi dòng theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà và hồ Ký Tế. Hai bãi nổi trong hồ này được dùng làm nơi xây dựng kho chứa thuốc súng và diêm tiêu. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động tới 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ. Năm 1838, vua Minh Mạng cho di dời hai kho sang phía đông, tái thiết nơi này thành chốn tiêu dao, giải trí và gọi là hồ Tịnh Tâm. Dưới thời vua Thiệu Trị đây được xem là một trong 20 cảnh đẹp đất Thần Kinh. Tàng thư lâu Tàng thư lâu là được xây dựng năm 1825 trên hồ Học Hải trong kinh thành Huế, dùng làm nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và lục bộ triều đình nhà Nguyễn. Đây có thể coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước. Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập. Có thể nói Tàng thư lâu rất quan trọng trong việc chứa các tài liệu và địa bạ, giấy tờ quan trọng lúc bấy giờ. Viện Cơ Mật - Tam Tòa Là cơ quan tư vấn của nhà vua gồm bốn vị đại thần từ Tam Phẩm trở lên, là Đại học sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh. Viện lúc đầu đặt ở nhà Tả Vu. Sau khi kinh đô thất thủ năm 1885 phải dời đi đến nhà của bộ Lễ, rồi bộ Binh, và cuối cùng là về chùa Giác Hoàng cùng với toà Giám Sát (của người Pháp) và Trực Phòng các bộ nên gọi là Tam Tòa. Hiện nay Tam Tòa nằm ở địa chỉ 23 Tống Duy Tân, thuộc phường Đông Ba, ở góc Đông-Nam bên trong kinh thành Huế, hiện là trụ sở của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Đàn Xã Tắc Đàn Xã Tắc được xây dưới thời vua Gia Long vào tháng 4 năm 1806 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). Ví trí Đàn Xã Tắc hiện nay nằm tại phường Thuận Hòa, thành nội Huế, trong ô phố giới hạn bởi 4 mặt: mặt Bắc - đường: Ngô Thời Nhiệm, mặt Nam - đường Trần Nguyên Hãn, mặt Đông - đường Trần Nguyên Đán, mặt Tây - đường Nguyễn Cư Trinh. Cửu vị thần công Cửu vị thần công là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc dưới thời vua Gia Long. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên ngôi, vua Gia Long liền cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất cả chiến lợi phẩm là binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình. Công việc đúc chính thức từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804. Các pháo đài Các pháo đài được xây dựng nằm ở các eo bầu lồi ra ngoài dọc thân thành. Chúng được bố trí cách đều nhau, kèm theo là hệ thống tường bắn, pháo nhãn, xưởng súng, kho đạn, điếm canh… với tổng chiều dài hơn 11 km. Tường pháo đài bên trong đắp bằng đất, phía trong và phía ngoài được xây ốp bằng gạch vồ. Toàn bộ vòng thành có cả thảy 24 pháo đài, bao gồm 5 pháo đài cho mỗi mặt thành và 4 pháo đài đặt ở bốn góc thành. Mỗi pháo đài được đặt tên riêng, chữ đầu của mỗi tên được lấy từ một trong 4 hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Ngoài ra, ở góc Đông Bắc còn có Trấn Bình đài, được xem là pháo đài thứ 25 của Kinh thành, được nối thông với Kinh thành qua một cửa gọi là Thái Bình môn. Chú thích Kinh thành và lăng tẩm Huế 2. Phong thủy trong kiến trúc kinh thành Huế 3. a b c “Kinh thành Huế”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2008. 4. “Cuộc di dân lịch sử - Trả lại không gian xưa kinh thành Huế”. 5. “Hoàng thành Huế”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2005 6. “Tử Cầm Thành”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2011. ngày 4 tháng 5 năm 2008. 7. Hà Thúc Ký. Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị. trang 131-132: Phương Nghi: 2009.
Kinh thành Huế content media
1
0
15
NVHB
Aug 19, 2020
In Di Tích Lịch Sử
Sài Gòn có hơn 200 cây cầu lớn nhỏ, nhưng nói đến những cây cầu lâu đời, gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của thành phố, người ta vẫn thường nhắc: “Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi”. Ý nói về cầu chữ Y, cầu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi. Cầu chữ Y Nếu nhìn từ trên cao xuống, cây cầu giống như một người đàn ông lực lưỡng nằm thẳng, dang hai cánh tay hình chữ V lên phía đầu, người ta gọi là cầu Chữ Y.  Cầu do người Pháp xây dựng vào cuối năm 1938 và hoàn thành năm 1941.​ Cầu nối liền quận 5 và quận 8, có 3 nhánh tạo thành hình chữ Y, trong đó có 2 nhánh về hướng đông (thuộc quận 8). Cầu chữ Y bắt đầu từ đường Nguyễn Biểu, cách chợ Bến Thành 2 km, bắc qua 2 con kênh là kênh Bến Nghé và kênh Tẻ, đến vùng chợ Rạch Ông và vùng cù lao Chánh Hưng, theo đường Nguyễn Thị Tần và Hưng Phú.  Tổng cộng chiều dài các nhánh là 490,3m (bao gồm đoạn cầu dẫn dài 913m), trong đó nhánh đường Nguyễn Biểu dài 175m, nhánh Nguyễn Thị Tần dài 178,3m, nhánh Hưng Phú dài 137m. Khu vực ngã ba của cầu rộng 9m, mỗi lề 0,7m. Độ cao tĩnh không cách mặt nước là 6,3m. Được biết, toàn bộ công trình khi xây dựng đã ngốn 800 tấn thép và hơn 4.000m3 bêtông. Cầu đã qua nhiều lần sửa chữa lớn vào các năm 1948, 1957, 1992. Nói về tên gọi, cầu có 3 nhánh tạo thành chữ Y, nên được người dân đặt luôn tên này, và trở thành tên chính thức. Đứng trên cầu, ta có thể nhìn thấy được toàn bộ quang cảnh cảng Sài Gòn và một phần thành phố với bán kính dưới 3 km. Hầu hết các cây cầu được xây dựng sau này đều lấy cao độ của cầu Chữ Y làm chuẩn. Đó cũng là lý do quan trọng mà người ta đã nói là: Nhất Y. Cầu Mống Giữa bức tranh thủy mặc của con kênh Bến Nghé chảy êm đềm là một cây cầu cong cong nối quận 1 với quận 4. Cây cầu này được đặt tên là cầu Mống (cầu Móng) do cầu được thiết kế theo kiểu hình vòng móng. Thành cầu uốn cong có những khoảng trống, ban đầu cầu có nước sơn màu đen tuy nhiên sau này lại sơn màu xanh đem lại cảm giác tươi mới hơn. Được xem là cây cầu cổ xưa nhất ở Sài Gòn do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes (Pháp) xây dựng từ năm 1893 và hoàn thành vào năm 1894. Cầu Mống bắc qua kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nối liền quận 1 và quận 4, có chiều dài 128 mét, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét, được xây dựng bằng thép rất kiên cố. Cầu Mống ngày xưa (Ảnh: Internet) Cầu Móng ngày nay (Ảnh: Internet) Cầu Bông Cầu còn có tên gọi khác là cầu Cao Miên, mang đậm dấu ấn của người Sài Gòn xưa, đã đi vào lịch sử và thơ ca như 1 địa danh nổi tiếng. Cùng với cầu Thị Nghè, cầu Bông cũng bắc qua kênh Nhiêu Lộc, nối quận 1 và quận Bình Thạnh.  Theo cố nhà văn Sơn Nam, cầu Bông được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18, có sách ghi chính xác là xây dựng vào năm 1771. Lúc mới xây cất, cây cầu này mang tên cầu Cao Miên, vì do một Phó vương Cao Miên lúc đó đang xin tá túc tại Bến Nghé, cho bắc qua sông để tiện việc đi lại. Ban đầu cầu này được làm bằng gỗ, nhỏ và ngắn nhưng khá nổi tiếng của đất Sài Gòn. Cái tên cầu Bông được nhiều nhà nghiên cứu vùng đất Sài Gòn nói đến nhất là sau khi Tả quân Lê Văn Duyệt xây dựng 1 vườn hoa xinh đẹp gần cầu này thì dân gian bắt đầu gọi là cầu Hoa. Sau này, người dân phải đọc trại thành cầu Huê vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa (vợ vua Minh Mạng). Sau này, người dân Sài Gòn tự đổi hẳn tên cây cầu này là cầu Bông (bông là từ địa phương của miền Nam) cho đến nay. Cầu Nhị Thiên Đường Cầu Nhị Thiên Đường là 1 cây cầu lớn bắc qua Kênh Đôi, quận 8 của vùng Chợ Lớn. Đây là một trong những cây cầu có bề dày lịch sử lâu đời nhất ở Sài Gòn, nối liền Chợ Lớn với các tỉnh miền tây, qua quốc lộ 50. Cầu dài khoảng 1km, và có 2 nhánh bắc song song, gồm cầu Nhị Thiên Đường 1 (cầu cũ) và Nhị Thiên Đường 2 (cầu mới, xây năm 2005). Cầu do Pháp xây dựng năm 1925, trong thời đại hoàng kim của cầu sắt. Tuy vậy, cây cầu huyết mạch nối Chợ Lớn với miền Tây này, lại là 1 ngoại lệ, khi nó được xây hoàn toàn bằng bê tông cốt thép. Ngoài thân cầu, thì cả các cột đèn trên cầu cũng bằng bê tông, trong khi đa phần các trụ đèn đường thời xưa của thành phố đều được Pháp làm bằng thép đúc! Một số trong các cột này có chiều cao lớn hơn và hai bên có hai “tai” dài ra. Theo những người sống lâu năm ven cầu, hai tai này là để treo 2 hai đèn hộp, dạng vuông. Lúc đầu, các đèn treo này, có thể là đèn dầu, sau chuyển thành đèn điện. Và màu xanh của cột tương tự sắc xanh của ô cửa sổ trong các biệt thự Pháp xưa cũ. Nói về tên gọi, Nhị Thiên Đường vốn là tên 1 hãng dầu lừng lẫy trong chợ Lớn thời giữa thế kỉ 20. Hãng dầu này cũng kinh doanh cả in sách và buôn bán gạo. Lúc đó, cạnh chân cầu có 1 kho gạo rất lớn của ông chủ này, nên dân gian lấy luôn tên Nhị Thiên Đường để gọi cho cây cầu. Hiện tại, Nhị Thiên Đường là tên chính thức của cây cầu cổ này và sắp tới Sở GTVT sẽ có phương án phá bỏ. Cầu Thị Nghè Cây cầu bắc qua kênh Nhiêu Lộc (đoạn gần hạ lưu đổ vào sông Sài Gòn), nối quận 1 và quận Bình Thạnh. Cầu Thị Nghè có chiều dài 105,2 mét, rộng 17,6 mét với 4 làn xe.  Nói về lịch sử, hình thành cây cầu này là do bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân xây để chồng tiện đường qua Sài Gòn làm việc. Chồng bà làm chức thư ký, đương thời gọi là ông Nghè (vì thời đó đỗ Tiến sĩ), vì thế nhân dân cũng gọi là Bà Nghè. Vào năm 1867, cầu được làm lại bằng cầu sắt, đến năm 1970 được xây mới bằng bê tông cốt thép.​ ​Tên gọi cầu Thị Nghè được đặt từ giữa thế kỷ 19, cho đến nay tên này vẫn được giữ nguyên. Cầu Bình Lợi Cầu Bình Lợi được xây dựng vào tháng 2/1902, là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, thuộc tuyến đường sắt Sài Gòn - Nha Trang. Cầu được thiết kế kiểu vòm thép, mặt cầu bằng gỗ, có đường ray xe lửa nối Sài Gòn và Biên Hòa. Cầu có một nhịp quay, do nhà thầu Levallois Perret thi công với chiều dài 276m gồm 6 nhịp. Hiện nay, cầu đường sắt Bình Lợi là phần lưu thông chính cho tuyến đường sắt Việt Nam, bên cạnh đó còn có đường phụ dành cho xe 2 bánh, di chuyển theo 2 chiều. Sau 113 năm khai thác, cầu sắt này đã bị xuống cấp ở một số nhịp, chiều cao thông thuyền của cầu chỉ còn 1,8 m vì vậy mỗi khi có thủy triều lên, nhiều tàu không chú ý đã va chạm và mắt kẹt, càng làm cho cầu thêm phần hư hại.  Suu tam Ảnh: Internet
Những cây cầu lịch sử ở Sài Gòn content media
0
0
24
NVHB
Apr 30, 2020
In Nam Phương Hoàng Hậu
Nam Phương hoàng hậu sinh với vua Bảo Đại 5 người con: 2 hoàng tử là Bảo Long, Bảo Thắng, 3 công chúa là Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung. Sang Pháp định cư ngay từ những ngày thơ ấu nên cuộc đời họ hầu như đều diễn ra trên đất khách. Các hoàng tử, công chúa này hoặc có số phận đáng buồn, hoặc có cuộc sống hết sức bình thường. Bảo Long – thái tử bất đắc chí 7 phát súng thần công đã được bắn khi Bảo Long chào đời vào năm 1936, cả hoàng tộc mừng rỡ đón người sẽ kế vị ngai vàng. 9 năm sau đó, vua cha thoái vị, chế độ phong kiến sụp đổ, nhưng với hy vọng khôi phục vương triều, Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu vẫn chú tâm đào tạo Bảo Long như một ông vua tương lai. Thế nhưng, cuộc đời của vị hoàng tử này lại là một chuỗi tháng năm bất đắc chí. Khi sang Pháp sống, Bảo Long 11 tuổi. Thái tử được gửi vào trường College des Roches tại Maslacq, thành phố Paul – một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất ở Pháp. Mang dòng máu hưởng thụ của cha, lại thêm gia đình có điều kiện, vị hoàng tử trẻ sớm thể hiện sở thích ăn chơi. Cậu học sinh này có thể đòi mẹ mua cho một chiếc xe hơi thể thao đời mới rất đắt tiền hiệu Jaguar XK 120 như đòi mua một cái áo. Có điều, chuyện đi lại sau đó của hoàng tử không được như ý khi cậu trở thành mục tiêu của một cuộc bắt cóc. Bảo Long thoát nạn do nhà chức trách ra tay kịp thời, nhưng sau đó hoàng tử 14 tuổi luôn phải ra đường với cả đoàn xe hộ tống của an ninh Pháp. Tốt nghiệp trường Roches, thái tử được đưa vào chính ngôi trường đã dạy Bảo Đại “nghề làm vua”, trường Lycee Condoreet, nhưng chưa tốt nhiệp thì vào quân đội Pháp. Vào năm 1953, Bảo Đại phong cho con trai trưởng là Hoàng Thái tử để chuẩn bị cho tương lai, rồi cử con sang London dự lễ đăng quang của nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị. 18 tuổi, Bảo Long tuân lệnh cha, vào trường võ Saint Cyr ở Coetquidan (Pháp). Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy, vì thích cưỡi ngựa, chàng thanh niên đăng ký học thêm ngành thiết kỵ của trường Saumur, và rồi xảy ra biến cố: ở quê nhà, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lật đổ, phải lưu vong, và con trai cả của ông nghiễm nhiên cũng thành kẻ lưu vong, với thứ giấy tờ có giá trị duy nhất là hộ chiếu ngoại giao của công dân Liên hiệp Pháp. Lại thêm, vì trước đó đăng ký học quân sự ở Pháp với tư cách người của quân đội Việt (để không bị gửi ra mặt trận chiến đấu) nên giờ đây, Bảo Long không được công nhận là sỹ quan của quân đội Pháp. Những chuyện này dập tắt hy vọng về sự nghiệp của hoàng thái tử. Bảo Long trở nên chán đời, u uất, thu hẹp giao tiếp. Khi tốt nghiệp, chàng trai nộp đơn tình nguyện vào binh đoàn lê dương của Pháp sang chiến trường Algerie, cho dù vì chuyện này mà bị người Việt và các thành viên hoàng tộc phê phán. Trong thời gian ở châu Phi, hoàng tử chỉ huy một đội trinh sát và xông pha với một thái độ không tiếc thân, nhờ thế mà được thưởng 2 huy chương, được phong Trung tá danh dự của Trung đoàn Ngự lâm quân và Đại tá danh dự của Vệ binh Hoàng gia. Cả đến khi bị thương nên được cho giải ngũ sau gần chục năm chinh chiến, Bảo Long vẫn tỏ ý muốn ở lại để ra trận, có chết cũng chẳng hối tiếc. Từ giã binh nghiệp, Bảo Long làm việc cho một ngân hàng. Không chỉ bất đắc chí trong sự nghiệp, đường tình ái và hôn nhân của Bảo Long cũng tẻ nhạt, trái ngược với ông bố lừng lẫy tình trường. Thái tử cuối cùng của nhà Nguyễn lấy một quả phụ người Pháp có hai con riêng, làm nghề trang trí nội thất ở Paris. Họ không có đứa con chung nào. Có lẽ vì tuyệt vọng nên càng về sau, Bảo Long càng ăn chơi, tiêu tán dần số tài sản lớn mà người mẹ giàu có để lại. Thậm chí ông còn nhiều lần bán đấu giá những báu vật hoàng gia được thừa kế từ hoàng hậu Nam Phương, trong đó có thẻ bài, vương miện, kim khánh, kiếm báu, các bức ảnh hiếm, các cổ vật… Và đến cuối đời thì món gì còn lại ông cũng đem bán hết để lấy tiền tiêu xài. Cũng vì chuyện báu vật triều Nguyễn mà Bảo Long có mâu thuẫn với cha mình. Năm 1980, Bảo Đại xuất bản cuốn hồi ký “Con rồng An Nam”, hỏi mượn Bảo Long quốc ấn để đóng vào bìa sách (món này vốn do hoàng hậu Nam Phương cất giữ, khi hoàng hậu qua đời thì thái tử được thừa kế). Bảo Long kiên quyết không đồng ý. Từ hồi cựu hoàng lấy bà đầm Baudot, quan hệ giữa ông và con cái đã xấu đi vì các hoàng tử, công chúa sợ những vật báu gia truyền về tay người nước ngoài. Đến chuyện Bảo Đại mượn quốc ấn không được này, cha và con trai coi như chấm dứt quan hệ, Bảo Long từ đó rất hiếm khi gọi điện thăm hỏi cha. Bảo Long qua đời lặng lẽ ở Pháp năm 2007, ở tuổi 71, sau cái chết của cha mình chẵn 10 năm. Những người con khác của Nam Phương Sau cái chết của Bảo Long, hoàng tử Bảo Thắng, con út của hoàng hậu Nam Phương, trở thành người thừa kế danh vị vốn đã không còn giá trị thực tế và những vật còn lại của hoàng tộc. Vị hoàng tử có vóc dáng mập mạp này sinh năm 1943, sang Pháp khi mới hơn 3 tuổi, từng học trường Couvent des Oiseaux ở Pháp (ngôi trường mà hoàng hậu Nam Phương từng học thời con gái).  Hoàng tử Bảo Thắng sống ở Paris, thích vẽ tranh, chơi nhạc và không lập gia đình và cũng như ông anh cả Bảo Long, hoàng tử út không con cái. Vậy là cả hai người con trai chính thức của Bảo Đại đều không sinh được kẻ nối dõi. Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, suýt nữa đã tuyệt tự, bởi hai hoàng nam mà “thứ phi” Mộng Điệp sinh ra cho ông đều chết sớm. May còn người con trai do “thứ phi” Phi Ánh sinh ra vào năm 1951 là Bảo Ân (hiện sống ở Mỹ) lại có con trai và cháu đích tôn. Trong ba con gái của hoàng hậu Nam Phương, công chúa cả Phương Mai sinh năm 1937 là người liên tục gặp bất hạnh trong hôn nhân, lấy mấy đời chồng vẫn không hạnh phúc. Phương Mai từng cưới một người Pháp gốc Do Thái và sinh được một con trai là  Benjamin Phương. Người chồng này sớm bỏ rơi bà, mà nguyên nhân được cho là ông ta thất vọng khi nhận ra vợ mình tuy con vua cháu chúa nhưng chẳng có của nả gì cho ông ta đào mỏ, ngay cả ông bố vợ hoàng đế cũng thường xuyên trong tình trạng không xu dính túi. Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì công chúa Phương Mai từng kết hôn với một phi công, sau đó anh ta để lại một giọt máu rơi cho bà nuôi. Người chồng tiếp theo có gốc gác hoàng tộc Italy, cũng chết sớm và để lại cho bà mấy đứa con. Tốt số nhất là công chúa Phương Liên, sinh năm 1938. Bà cưới một người đàn ông Pháp làm trong ngành ngân hàng tên là Bernard Soulain, hai vợ chồng làm việc ở Hong Kong. Do xa xôi, công chúa ít có dịp về Pháp thăm cha mẹ, nhưng vì thu nhập khá nên thỉnh thoảng Phương Liên có gửi ít tiền cho Bảo Đại tiêu xài. Còn công chúa út Phương Dung, sinh năm 1942, sinh sống khá chật vật với đồng lương của một cô giữ trẻ ở Paris. Chuyện chồng con của nàng công chúa kém may mắn này đến nay vẫn là điều bí ẩn.  Nguồn Eva.vn
0
0
14
NVHB
Apr 27, 2020
In Nam Phương Hoàng Hậu
Năm 1949, Bảo Đại trở về Việt Nam ngồi ghế Quốc trưởng, nhưng bà Nam Phương vẫn ở bên Pháp. Những ngày nghỉ lễ, bà Nam Phương thường đi dạo phố cùng các con để mua đồ chơi hoặc đi coi phim với Hoàng tử Bảo Thắng, Công chúa Phương Dung – hai người con nhỏ nhất. Tại Pháp, ban đầu bà Nam Phương ở lâu đài Thorenc tại Cannes. Ở đây, bà cho các con gái nhập học trường Couvent des Oiseaux, ngôi trường trước đó bà đã theo học tới khi về lấy chồng. Cũng có những lúc Bảo Đại về Pháp, bà Nam Phương cùng đi với Bảo Đại tới sòng bài để xem ông chơi baccarat hoặc roulette cho vui. Những lần có bà cùng đi, nếu được bạc thì Bảo Đại tặng hết cho bà để sắm sửa quần áo. Hoàng hậu rất ưa thời trang của hãng Christian Dior và Balmin. Bà là một người sành điệu trong cách ăn mặc và màu tím nhạt là màu bà ưa thích nhất. Có lẽ vì cuộc đời của bà buồn nhiều hơn vui nên bà đã chọn màu tím chăng? Hằng ngày, hoạt động của bà là chăm lo cho các con, đọc sách báo hoặc ra vườn trồng hoa, tỉa lá. Buổi tối bà thích chơi dương cầm cho các con nghe. Bà cũng là người ưa mỹ thuật. Trong phòng bà, người ta thấy treo những bức họa của Renoir, Buffet. Bà không thích tranh lập thể của Picasso vì tâm hồn bà không hợp với trường phái hội họa này cũng như trường phái siêu thực. Bà rất thích nuôi chó. Trong nhà bà có cả một đàn chó, trong đó có một con thuộc giống Saint Berard, loại chó to như con cọp, chuyên dùng vào việc tìm người mất tích trong rừng khi đi trượt tuyết. Về thể thao bà có thể chơi bóng bàn, quần vợt và golf nhưng không giỏi lắm. Sau năm 1955, Bảo Đại trở thành phế đế nên ông buồn bỏ nhà đi “giang hồ” và để bà Nam Phương ở nhà một mình với mấy người con. Khi đó các con bà đã lớn, mỗi người đi làm một nơi. Những năm sau này, bà Nam Phương rời lâu đài Thorenc để về sống ở lâu đài Domain de la Perche ở Chabrignac thuộc vùng Trung Tây nước Pháp, cách Paris chừng 400-500 cây số. Nơi này có một trang trại lớn của riêng bà Nam Phương mà trước đây gia đình bà (ông bà Nguyễn Hữu Hào) đã mua cho. Nhà của bà ở cách biệt với những nhà dân ở vùng này, vì là làng quê nên mọi người ít có dịp giao thiệp với nhau. Về đời sống vật chất thì bà Nam Phương không lúc nào thiếu thốn khi sống ở xứ người. Tài sản riêng do gia đình Nguyễn Hữu Hào mua cho bà gồm một chung cư lớn tại Neuilly và một chung cư ở đại lộ Opera. Ngoài ra bà còn nhiều nhà đất ở bên xứ Maroc, Congo… Tất cả những bất động sản này bà đã chia cho các con mỗi người một phần riêng và chỉ giữ lại trang trại ở Chabrignac, gồm 160 mẫu đất với một đàn bò gần trăm con và một vườn hồng lúc nào cũng nở hoa rất đẹp. Những người dân ở gần nhà bà Nam Phương cho biết rất ít khi thấy Bảo Đại trở về đây thăm vợ con. Họa hoằn lắm một năm mới có 1-2 lần ông ghé về rồi lại đi ngay. Chỉ duy nhất trong dịp đám cưới Công chúa Phương Liên, ông có về để cùng bà Nam Phương đứng chủ hôn cho con gái rồi mấy ngày sau lại biến mất. Thấy Bảo Đại đã có tuổi mà vẫn còn mải miết ăn chơi nên bà Nam Phương đã chọn một nơi yên tĩnh để sống những ngày cuối đời được thanh thản. Đã có lần bà ngỏ ý được trở về Việt Nam, để khi qua đời được an táng bên cạnh mộ thân sinh và thân mẫu ở Đà Lạt. Nhưng Bảo Đại và các con của bà phản đối không cho bà về. Những năm cuối đời, bà Nam Phương ít đi ra ngoài và gặp gỡ mọi người. Cũng có đôi khi bà Nam Phương đi Paris để thăm các con đang học và làm ăn ở đó. Ngược lại, những dịp hè thì các con bà cũng về đây thăm mẹ và ở lại chơi ít ngày cho bà khỏi buồn. Thời gian này bà bị bệnh tim nặng, thường xuyên bị khó thở. Vào khoảng 5 giờ chiều ngày 15/9/1963, bà Nam Phương cảm thấy mệt bèn cho người nhà đi mời bác sĩ đến thăm mạch. Sau khi chẩn khám, bác sĩ cho biết bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài hôm là khỏi. Nhưng không ngờ là bác sĩ vừa rời khỏi nhà chừng vài tiếng đồng hồ thì bà cảm thấy khó thở. Người hầu bà bèn nhờ một người Pháp hàng xóm đi mời một bác sĩ khác, nhưng người bác sĩ thứ hai chưa đến kịp thì bà Nam Phương đã qua đời ngay trong đêm đó khi vừa tròn 49 tuổi. Lúc bà lâm chung, ngoài hai người giúp việc thì không có người ruột thịt nào bên cạnh. Các con bà lúc đó đang đi học hoặc làm việc tại Paris, còn Bảo Đại thì đang sống tại miền Nam nước Pháp. Khi được tin bà Nam Phương tạ thế, Bảo Đại trở về ngay và đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý giá nhất của người Pháp để an táng người vợ hiền thục, nhân từ và đạo đức mà cho tới tận cuối đời cũng không hề bị ai chê trách hay than phiền. Ngay cả ông Bảo Đại cũng chưa bao giờ dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại, bà Nam Phương không có bất kỳ nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển với một người đàn ông khác cũng không. Có lẽ bà Nam Phương được sinh ra trong một gia đình nề nếp nên bà giữ đạo rất nghiêm khắc, ngay cả với các con. Đám tang của bà Nam Phương được cử hành theo nghi thức đạo Công giáo và diễn ra rất đơn giản. Những người dự đám tang vỏn vẹn chỉ có Bảo Đại, các hoàng tử, công chúa và một số bạn bè thân thiết của gia đình. Tại địa phương có vị Tỉnh trưởng và dân biểu nơi bà Nam Phương cư ngụ tới chia buồn và dự tang lễ. Đặc biệt, trong tang lễ còn có có sự tham dự của Công chúa Như Lý, con gái của vua Hàm Nghi. Công chúa Như Lý cũng ở gần nơi bà Nam Phương cư ngụ, nhưng tiếc là hai người chưa từng gặp nhau lần nào cho đến khi bà Nam Phương qua đời. Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ: Ici Repose l’Imperatrice Nam Phuong Nee Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao 14.11.1913 – 15.9.1963. Và mặt sau bia mộ có viết dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi lăng.” Nghe nói, trước đây mấy năm, mộ của bà Nam Phương đã bị kẻ lạ mặt lợi dụng đêm tối vào đào nhiều lỗ để tìm của cải vàng bạc châu báu xem bà có mang theo không. Và chúng có lấy được gì thì không ai biết rõ, chỉ có gia đình con, cháu bà mới biết mà thôi. Thật buồn cho số phận bà Nam Phương, lúc trẻ thật hạnh phúc và sung sướng về vật chất cũng như danh vọng. Vậy mà cuối đời bà đã mất trong sự cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người ở cái tuổi còn khá trẻ. Bà Nam Phương Hoàng hậu sinh năm 1913 và mất năm 1963, khi vừa được 49 tuổi, cái tuổi theo người Việt gọi là tuổi xui, như dân gian thường nói: “Bốn chín chưa qua năm ba đã tới.” Tuy nhiên, với vẻ đẹp phúc hậu và tấm lòng nhân từ của mình, dù bà Nam Phương Hoàng hậu mất đã lâu nhưng những câu chuyện về cuộc đời của bà sẽ vẫn còn được người đời nhắc tới. Trich sách Nam Phương - hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang
1
0
16
NVHB
Apr 27, 2020
In Nam Phương Hoàng Hậu
Sông An Cựu dài hơn 30 cây số, là một chi lưu nổi danh của sông Hương, đã mang theo dòng chảy của mình những tố chất “di truyền” về tâm cảnh lẫn màu nước từ dòng sông mẹ. Vì thế cần nói về sông Hương trước. Tính từ nguồn ra biển, sông Hương chỉ dài khoảng 100 cây số, nhưng “kích thước lịch sử” của con sông này lại lớn hơn rất nhiều lần con số ấy bởi các biến cố lịch sử trọng đại xảy ra ở đôi bờ. Về vị trí phong thủy, sông Hương được chọn làm Minh đường của Kinh thành Huế, là nơi “trăm dòng hợp phái, vạn nhánh quy về” (bách xuyên hợp phái – vạn hác triều tông) như Vua Thiệu Trị ca ngợi. Có thể tham khảo thêm sách địa lý của Tả Ao tiên sinh: “Trường thủy sở dẫn, trường sơn sở tòng, chân thị đại quý chi địa” (Nước dài dẫn lối, núi dài chạy theo, thực là đất đại quý). Học giả Cao Trung bình luận: “Khi nước chảy chiều nào thì sơn mạch đi chiều đó nên gọi là nước dài dẫn lối. Đó là điều kiện nước tốt. Nếu có dãy núi dài dài đi theo nước dài nữa là điều kiện tốt thứ hai. Nếu huyệt kết ở núi dài theo sông dài và sông dài dẫn núi dài thì chắc là cho huyệt kết lớn. Trái lại chỉ có một dòng nước nhỏ dẫn lối và một chi sơn nhỏ đi theo thì chỉ là tiểu địa.” Đã có những đất đại quý được các nhà địa lý chọn xây lăng mộ cho các vua Nguyễn. Cũng có ngọn đồi thiêng của vương triều như đồi Hà Khê, hoặc núi Ngọc Trản bên dòng sông Hương. Ngay cả màu nước sông Hương cũng được Quốc sử quán triều Nguyễn nhắc đến: “Hồi đầu quốc triều ta, nước sông Hương đã chuyển sang màu đỏ và đục ngầu trong biến cố năm Giáp Ngọ 1774” – là năm tướng Hoàng Ngũ Phúc từ phía Bắc kéo quân Trịnh tràn vào đánh chiếm Thuận Hóa, đẩy chúa Nguyễn chạy lánh về đất phương Nam. Rồi cũng dòng Hương giang ấy lại xanh trong tuyệt vời vào “mùa hè năm Tân Dậu 1801 lúc đại binh (của Chúa Nguyễn Phúc Ánh) tái chiếm lại thành đô – thiên hạ đều cho nước sông đổi màu là điềm thái bình vậy”(Đại Nam nhất thống chí). Trên đoạn chảy qua khu vực kinh thành về phía hữu ngạn (bờ nam sông Hương) có sông An Cựu, được hình thành sau những chuyến Vua Gia Long xa giá đến vùng Thanh Thủy xem xét địa thế, đoán định về phong thủy và triệu các vị phụ lão địa phương đến hỏi việc lợi hại khi đào sông mới. Ai nấy đều đồng tình. Vua sai đào sông dẫn nước tưới cho hàng ngàn vạn mẫu ruộng đất bị ngập mặn năm 1814 (Gia Long thứ 13) và làm đập ngăn nước mặn ở cửa Thần Phù. Nhờ thế mà vùng đất nam sông Hương khởi sắc, thuận lợi cho việc gieo cấy, trồng trọt. Chính vì kết quả như vậy nên sau này Vua Minh Mạng đặt tên sông là Lợi Nông và sai khắc hình ảnh của sông vào Cửu đỉnh (Chương đỉnh). Tuy vậy, dân chúng kinh thành Huế vẫn quen gọi tên cũ của sông là An Cựu. Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu ấy – một nhánh của sông Hương với màu nước có “một chút gì trúc trắc”, tựa những mối tình chợt đổi màu theo nắng mưa, mà ca dao ghi lại: Núi Ngự Bình trước tròn sau méo Sông An Cựu nắng đục mưa trong Vì thầy mẹ bên anh lắng đục tìm trong Nên duyên chàng nợ thiếp cứ long đong rứa hoài… Được xây bên một dòng sông như thế, nên cung An Định dường như cũng “đẫm buồn” theo và là nơi hoàng hậu Nam Phương đã nhiều lần rơi nước mắt. Người chứng kiến những giọt lệ đầu tiên của Nam Phương là ông Phạm Khắc Hòe, trong câu chuyện được kể dưới đây. Nguyên sau ngày đọc Chiếu thoái vị vào trưa 30/8/1945, cựu hoàng Bảo Đại nhận được công điện từ Hà Nội gửi vào mời ông làm Cố vấn tối cao cho chính phủ Hồ Chí Minh, ông nhận lời và sắp xếp ra Hà Nội. Vào 6 giờ sáng 2/9, ông Phạm Khắc Hòe cùng Bộ trưởng Lê Văn Hiến đến cung An Định: “Xe chúng tôi đã vào đậu ngay trước phòng khách mà trong cung vẫn tối mò mò, im phăng phắc – chỉ nghe có tiếng gõ mõ niệm Phật từ trên lầu vọng xuống.” Lát sau Hoàng hậu Nam Phương trong sắc phục màu xanh da trời, từ trong nhà đi ra cùng con trai là Bảo Long và ba con gái là Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung. Cựu hoàng Bảo Đại “tới hôn vợ, hôn các con với những lời âu yếm bằng tiếng Pháp, đây là lần đầu tiên trong đời mình, ông Vĩnh Thụy đi xa mà không ai tiễn đưa ngoài vợ con.” Nam Phương với sắc mặt buồn “đưa tay trái lên cổ sửa lại sợi dây vàng đeo thánh giá lấp trong áo, tay phải cầm mùi xoa lau nước mắt” trong tiếng mõ tụng kinh của bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) từ “trên lầu vọng xuống đều đều buồn bã”. Cựu hoàng “khóe mắt hơi ướt, nhưng miệng vẫn mỉm cười, bế Phương Dung lên hôn một lần nữa, rồi bỗng nói to: Thôi đi.” Bà Nam Phương mở to mắt “nhìn theo như muốn níu ông chồng lại, nhưng ông này không quay lại”… Ra đến Hà Nội, cựu hoàng ở tại biệt thự dành riêng cho Cố vấn Chính phủ số 51 đại lộ Gambetta, tức số 51 Trần Hưng Đạo sau này. Chính ở đó, khoảng 10 ngày sau, khi ông Phạm Khắc Hòe đến thăm vào một đêm trăng đẹp, bỗng thấy “trên đầu cầu thang có một người đàn bà đang bước rất nhanh.” Ông chạy theo, nhưng lên đến gác thì “chỉ còn phảng phất mùi nước hoa” của người đàn bà đó – vũ nữ Lý Lệ Hà. Những lần sau cũng vậy, mỗi khi ghé lại biệt thự của cựu hoàng, lần nào ông Hòe cũng gặp những người hào nhoáng đi ra đi vào trong phòng khách và từ đó vọng ra “tiếng mạt chược lọc cọc, tiếng cười nói ầm ĩ, có cả tiếng đàn bà” nữa. Vào một buổi trời vừa sập tối, bất ngờ Bảo Đại tự lái xe đến chỗ ở của ông Hòe nói: “Hôm ra đi, tui chỉ mang theo có một nghìn bạc, nay tiêu hết cả rồi. Tui muốn nhờ ông về Huế đưa cái thư này cho Ngài Hoàng (tức Hoàng hậu Nam Phương) lấy một ít tiền đưa ra cho tui.” Cầm thư về Huế, ông Hòe đến trước cung An Định vào 8 giờ rưỡi sáng mà “tòa nhà này vẫn không có một cánh cửa nào mở, sân ngập lá rụng, tường mốc rêu xanh, tôi bấm chuông và lên tiếng gọi mấy lần, trong nhà vẫn im phăng phắc, không ai trả lời.” Định quay về, ông chợt thấy Hoàng hậu Nam Phương từ phía Bến Ngự xuống… Vào phòng khách, bà Nam Phương mở bức thư viết bằng chữ Pháp trên ba trang giấy màu xanh ra xem. Xong, bà ngẩng đầu lên “nhìn tôi với hai giọt nước trong suốt trong đôi mắt, môi bà run run như muốn nói một điều gì (…) Bà đứng vụt dậy, trào nước mắt ra…” Chiều hôm sau, ông Hòe quay lại cung An Định lúc 16 giờ, bà Nam Phương đã có mặt chờ sẵn ở phòng khách với “bộ mặt buồn thiu, nhưng vẫn cố làm ra vẻ bình tĩnh” – để rồi vào câu chuyện ngay sau đôi lời hỏi han: “Tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật về việc ông Vĩnh Thụy mê con Lý.” Ông Hòe trả lời rất tiếc là mình không biết rõ chuyện ấy, chỉ nghe người ta nói cựu hoàng “có mèo tên là cô Lý”. Bà Nam Phương chăm chú hỏi: “Ông có biết con Lý nhiều không? Và con ấy người như thế nào?” Ông Hòe đáp chưa thấy mặt bao giờ, song nghe đồn cô ấy đẹp. Tiếng “đẹp” làm hoàng hậu “đỏ mặt lên ngay”. Sau đó, dù cảm thấy khó xử, ông Hòe cũng đề xuất với Hoàng hậu Nam Phương rằng bà nên đưa con cái và bà Từ Cung ra sống ở Hà Nội cùng Cố vấn Vĩnh Thụy để hạn chế vấn đề trai gái của cựu hoàng. Bà không trả lời ông Hòe ngay. Qua lần gặp gỡ ấy, ông Hòe nhận định: “Tôi thấy bà biết rất rõ mọi mặt sinh hoạt của ông Vĩnh Thụy ở Hà Nội – điều ấy bà Vĩnh Thụy chỉ có thể đạt được qua một mạng lưới săn tin và thông tin thành thạo và trung thành với bà. Tất nhiên, những tin tức càng cụ thể bao nhiêu, càng làm cho bà đau khổ, uất ức bấy nhiêu.” Trong lần gặp tiếp theo, Nam Phương đã rút hai tờ bạc Ngân hàng Đông Dương loại 500 đồng giơ lên cho ông Hòe thấy rồi “bỏ trở lại vào giữa những tờ giấy màu hồng đặc sệt chữ Pháp dán lại” đưa cho ông Hòe. Bà cũng nhắc đến đề xuất của ông Hòe ở lần gặp trước: “Ông Hòe này! Tôi cũng muốn ra Hà Nội để vợ chồng, con cái cùng ở với nhau cho hạnh phúc. Nhưng tôi ngại hai điều: một là sẽ làm tốn kém thêm cho Nhà nước trong lúc Chính phủ đang còn nghèo, lo trăm chuyện; hai là làm cho Hoàng đế đang vui sướng trở thành đau khổ, gò bó. Thôi! Tôi đành chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng.” Chẳng biết hoàng hậu viết gì trong thư gửi cho Cố vấn Vĩnh Thụy. Sau khi thư đến tay cựu hoàng, thì ngày 16/3/1946 (khoảng sáu tháng sau khi ra Hà Nội), cựu hoàng sang Trung Quốc, sau đó qua Hồng Kông cùng người đẹp Lý Lệ Hà – để lại Hoàng hậu Nam Phương với nỗi lòng chua xót ở cung An Định xa vời… Biết rõ mối quan hệ thắm thiết của chồng mình với cô Lý, Hoàng hậu với tư thế của một “người chị” đã viết một bức thư gởi “em Hà” mà hơn 50 năm sau Lý Lệ Hà vẫn còn giữ, với nội dung như sau: “Em Lý Lệ Hà thân quý! Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hồng Kông. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị, Nam Phương." Trích sách Nam Phương - hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang
1
0
14
NVHB
Apr 27, 2020
In Nam Phương Hoàng Hậu
Vào khoảng giữa tháng 12/1946, tình hình chính trị - quân sự giữa Việt và Pháp đã tới giai đoạn căng thẳng. Những cuộc điều đình giữa Pháp và Việt không có kết quả như ý muốn của người Việt là Việt Nam phải được độc lập tự do hoàn toàn và thống nhất Nam - Trung - Bắc một nhà. Quân đội Pháp vừa trở lại chiếm đóng nhiều đô thị do quân đội Nhật đầu hàng Đồng minh đã bị quân Tưởng Giới Thạch tới giải giáp và trao cho Pháp chiếm đóng. Tại Huế, bà Nam Phương biết được nhiều tin tức từ nhiều người mang lại cho biết thế nào cuộc chiến tranh Việt - Pháp cũng nổ ra, chiến sự sẽ vô cùng khốc liệt. Tháng 3/1946, Cố vấn Vĩnh Thụy đã sang Trung Quốc và ở lại bên đó cùng với Lý Lệ Hà. Ở Huế bà Nam Phương thấy tuyệt vọng, vì nếu ra Hà Nội thì ông Vĩnh Thụy chưa chắc sẽ trở về đoàn tụ với gia đình, vì bà biết tính ông Vĩnh Thụy nhẹ dạ và đa tình. Có thể ở Trung Hoa ông đã bị một số người ngoại quốc mua chuộc ông để dùng làm bình phong chính trị cho lá bài Việt Nam sau này, hoặc bị những người đẹp dụ dỗ ở lại ăn chơi cờ bạc để giải buồn vì ông đã mất ngai vàng rồi. Bà Từ Cung đã tản cư về vùng quê, còn bà Nam Phương và các con vẫn đang ở trong cung An Định. Bảo Long đang học ở Đà Lạt ở với bà dì (Didelot) thì cũng được đưa về Huế để sống chung với gia đình vì sợ ở Đà Lạt sẽ bị bắt cóc làm con tin. Bà Nam Phương cũng nghĩ xa, nghĩ gần bây giờ ông Vĩnh Thụy đã bỏ đi rồi, tức là không còn giữ chức Cố vấn nữa. Như vậy, Chính phủ Việt Nam chưa chắc đã có hành động gì để giúp đỡ gia đình bà. Vì thế, bà phải tự tìm cách để sống giữa làn đạn bắt đầu nổ ở ngoài đường phố. Bà Nam Phương đã ngỏ ý thưa với bà Từ Cung là nên lánh nạn vào nhà thờ vì hy vọng mũi tên hòn đạn không xen vào nơi linh thiêng. Nhưng bà Từ Cung phản đối kịch liệt, và lúc đó mẹ chồng và nàng dâu trở nên đối chọi nhau. Còn chính quyền Cách mạng khi đó cũng không có thái độ khắt khe với Hoàng gia, hơn thế nữa còn cho bộ đội canh giữ cung An Định nơi gia đình Hoàng gia đang cư ngụ. Bây giờ biết đi đâu để lánh nạn? Ở lại cung An Định thì nguy hiểm vì lúc chiến tranh, hòn đạn, quả bom… không từ nơi nào. Còn tản cư về vùng quê thì cũng vất vả, nhất là vì quen nếp sống vương giả từ nhỏ, các con cái của bà Nam Phương cũng khó hòa nhập với những đứa trẻ đồng quê. Còn đưa các con vào một trại lính của Pháp chiếm đóng để tạm trú thì cũng không được. Như vậy là con bà Hoàng tử Bảo Long sẽ hết hy vọng lên ngôi kế vị thân sinh, vì lại sa vào vết chân cũ của thân sinh là theo Pháp. Bây giờ chỉ còn có cách là cho Bảo Long vào trú ẩn trong nhà dòng Chúa Cứu Thế, nơi thuộc quyền quản lý của các linh mục người Canada, một nước trung lập không theo Pháp hay Mỹ, Nga… Bà Nam Phương đã suy nghĩ rất lâu và quyết định cho Bảo Long đi trước rồi gia đình sẽ đi sau. Những ngày ở cung An Định, những người lính bảo vệ, nhất là cán bộ chính trị viên của đơn vị canh gác tại cung An Định cũng biết ý định của bà Nam Phương là không sớm thì muộn sẽ rời cung An Định đi một nơi nào đó để lánh nạn. Đã có lần, người chính trị viên ngỏ ý phản đối ý định đưa gia đình đi khỏi cung An Định của bà Nam Phương, nhưng bà đã khéo léo giải thích nên sau đó họ cũng làm ngơ để tùy bà quyết định lấy. Cung An Định chỉ cách nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế có một quãng ngắn, và cũng cách nhà thờ Thiên Hựu không xa, nơi quân đội Pháp đang chiếm đóng. Khi mới chạy vào nhà dòng Chúa Cứu Thế, mới đầu vị linh mục người Canada là cha Larouste bề trên nhà dòng thấy cả gia đình bà Nam Phương và các con vào đó, linh mục bề trên cũng lo ngại, vì sợ Việt Minh sẽ lấy cớ gia đình cựu hoàng ẩn trốn trong này để đem quân đội tới và làm khó dễ nhà dòng. Không loại trừ khả năng họ sẽ bắt Bảo Long đi để khỏi lọt vào tay người Pháp sau này. Ngay từ hôm được tạm trú ở nhà dòng, gia đình bà Nam Phương và các con đã biết hòa nhập vào đời sống tản cư, đầy người tứ xứ tới tạm trú. Tại tu viện có nhiều chủng sinh bằng tuổi Bảo Long, và cả những đứa trẻ thường dân cũng cùng gia đình chạy vào tạm trú trong nhà dòng nên Bảo Long tỏ ra rất thích được sống hòa đồng với những bạn bè cùng lứa tuổi nơi đây. Vốn nhà dòng đã quen biết thân thiết với Hoàng gia từ nhiều năm trước, nhất là sáng nào bà Nam Phương cũng đi lễ tại nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, nên nhà dòng đã dành riêng một phòng cho gia đình bà. Đời sống tạm trong tu viện rất gian khổ, sáng sáng các con bà phải tự đi tìm nước để rót vào ca đem rửa mặt. Cuộc chiến giữa Việt và Pháp thực sự nổ ra, quân đội hai bên đang dàn trận chiến đấu rất khốc liệt. Tiếng súng nổ trên nhiều ngả đường, máy bay Pháp quần thảo trên bầu trời Huế suốt ngày đêm để thả dù tiếp tế cho quân đội. Sau nhiều tuần lễ, tiếng súng chỉ nổ lẻ tẻ, quân đội Việt Minh bao vây những nơi quân đội Pháp trú đóng, còn Pháp thì chưa cử được quân tiếp viện tới để giải vây và tiếp tế súng đạn. Một bữa, Pháp đã cho người tới liên lạc với bà Nam Phương và nói rằng, nếu cuộc tấn công lớn xảy ra nay mai thì quân đội Việt Minh sẽ bắt Bảo Long đi để đề phòng người Pháp lợi dụng Bảo Long làm con bài chính trị. Và họ cũng cho bà biết nếu quân đội Việt Minh mà tấn công chiếm đóng nhà dòng thì quân đội Pháp sẽ tới đánh giải vây ngay. Nhà dòng thấy tình hình nguy kịch đến nơi nên đã bàn nhau là phải che giấu Bảo Long ngay từ bây giờ, phải cắt tóc ngắn và đặt một cái tên mới cho Bảo Long là Nguyễn Ngọc Bảo để dễ dàng trà trộn với các chủng sinh và trẻ con đang trốn trong nhà dòng. Các linh mục ở nhà dòng còn nghĩ đến cách cải trang cho mấy hoàng nữ ăn mặc theo lối con nông dân và người giúp việc cho nhà dòng, nhưng bà Nam Phương vẫn lo các con mình sẽ bị lộ tung tích. Lác đác có tiếng súng bắn vào nhà dòng làm các linh mục và những người đang trú ẩn trong đó lo sợ, bà Nam Phương cũng hiểu nếu cứ ở trong nhà dòng thì sẽ gặp nguy hiểm, còn chạy vào trại lính Pháp trú ẩn thì không thể được vì bà cũng đã lên tiếng ủng hộ Việt Minh và từng hô hào nhân dân thế giới hãy ủng hộ Việt Nam để chống thực dân Pháp trở lại Đông Dương, nhất là chống quân đội Pháp đang chiếm đóng đất Nam Bộ, quê hương bà. Vì vậy, bà Nam Phương nghĩ phải tìm cách để đến một nơi nào trung lập, không phải trại lính Pháp. Sau này, Bảo Long còn kể lại: “Người Pháp cũng khéo chơi, thông qua các tu sĩ Cứu Thế, họ ra sức lung lạc tinh thần mẹ tôi. Cứ xem cách Việt Minh đối xử và che chở cho bà nội tôi, Đức Hoàng Thái hậu Từ Cung lúc này đang đi tản cư, tôi nghĩ rằng họ sẽ đến đón mẹ tôi và các em đi tản cư trong vùng họ kiểm soát. Bởi lẽ khi chúng tôi đứng về phía họ, họ sẽ càng được nhân dân ủng hộ." Thấy chuyện ở trong nhà dòng không ổn, tới tháng 4/1947, bà Nam Phương quyết định rời nhà dòng, nơi bà và gia đình đang tạm trú dưới sự che chở của các linh mục người Canada. Nếu lúc bấy giờ, bà chấp nhận sự giúp đỡ của người Pháp, thì có nghĩa là dưới con mắt Việt Minh, và của tất cả mọi người dân Việt Nam kể cả thế giới nữa, Hoàng hậu Nam Phương đã chạy theo gót chân người Pháp rồi. Còn Bảo Long sau này cũng tiết lộ: “Nhưng nếu mẹ tôi ngả theo Việt Minh thì sao? Tôi cho rằng nếu được như vậy thì vị thế của Việt Minh trước người Pháp sẽ được củng cố khá mạnh và có thể máu sẽ đổ ít hơn. Việc mẹ tôi rời khỏi sự che chở của người Canada chắc chắn đã không giúp được gì cho cha tôi mà chỉ khiến ông càng dứt khoát rời khỏi Cụ Hồ. Về phần mẹ tôi, tôi thấy bà là một phụ nữ hiền thục, có phẩm hạnh đáng quý, vào thời điểm thúc bách đó chỉ một mực lo làm sao cho các con được yên ổn, chứ không có tham vọng gì về chính trị. Cũng có thể lúc này cha tôi đang ở quá xa, bà không có cách nào liên lạc được. Còn trường hợp cha tôi sau này thì khác, ông đã đắn đo rất nhiều trước khi quay về hợp tác với người Pháp.” Không phải chỉ có bà Nam Phương lo sợ, mà chính các linh mục nhà dòng Chúa Cứu Thế lúc đó cũng lo ngại, nhưng họ không dám nói ra thôi. Sau này, có người hỏi lại diễn tiến trong thời gian đó, thì linh mục bề trên nhà dòng thời đó đã kể lại: “Chính các cha xứ Canada gốc Pháp hồi đó đã giải thích với bà Nam Phương để bà thông cảm cho ý muốn của họ rằng gia đình bà nên rời nhà dòng để tránh phiền phức cho họ sau này.” Do người Pháp đã liên lạc với bà Nam Phương trước đó nên đến lúc nửa đêm, quân đội Pháp đang cố thủ ở trường Thiên Hựu đã dàn quân ra ngoài đường để mở lối bảo vệ cho bà Nam Phương và gia đình chạy sang phía bên kia đường, nơi có quân đội Pháp đang canh giữ. Theo kế hoạch đã định, đúng nửa đêm, bà Nam Phương và các con cùng người hầu đã đợi sẵn ở trong cổng nhà dòng để chờ tín hiệu báo ra là đào tẩu. Cả gia đình, mỗi người đeo một cái túi vải sau lưng để chứa những vật dụng cần thiết. Theo lời kể của gia đình bà Nam Phương thì: “Như thường lệ, Bảo Long là người đi đầu tiên. Phải chạy vài chục thước mới đến chỗ lính Pháp đang bố trí che chắn. Tại sao lại chọn Bảo Long đi đầu tiên? Rõ ràng ai cũng biết phải tận dụng yếu tố bất ngờ, người đi đầu sẽ không có nguy cơ bị dính đạn như người thứ hai hoặc thứ ba vì khi đó đối phương đã kịp đề phòng. Người Pháp cũng đã tính toán, phải đảm bảo an toàn cho Bảo Long trước tiên để sau này còn có người giữ ngôi báu.” Mọi người đã dự kiến nhiều biện pháp đề phòng để tạo thuận lợi cho việc vượt qua các con phố, nhưng họ quên mất việc cải trang cho Bảo Long, mà lúc đó vẫn để Bảo Long mặc chiếc quần soọc lửng màu trắng như mọi hôm, như vậy sẽ tạo ra một vệt sáng trong đêm tối. Nhưng mặc kệ, Bảo Long cứ nhắm một lối đi qua hàng rào thép gai bao quanh trường Thiên Hựu chạy thục mạng và suýt vấp té, nhưng cuối cùng thì cũng sang được phía lính Pháp một cách an toàn. Sau đó, bà Nam Phương cũng dắt mấy đứa con nhỏ chạy theo. Lúc đó, có thể bộ đội Việt Minh quá bất ngờ nên họ không phát hiện kịp để ngăn chặn, hoặc vì nhân đạo nên họ không nỡ xả súng vào những người vô tội, nhất là mấy đứa trẻ. Khi đã chạy vào trường Thiên Hựu, nơi quân đội Pháp đang trú đóng thì có mấy chiếc xe bọc thép của quân đội Pháp tới để bảo vệ và chờ lệnh để đưa gia đình bà Nam Phương đi. Người Pháp báo tin cho bà Nam Phương biết là chiến cuộc nay mai sẽ ngày càng ác liệt. Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế khi đó sẽ ở giữa hai làn đạn, rất nguy hiểm nên họ đã tìm được một nơi an toàn và kiên cố trong Ngân hàng Đông Dương để đưa mẹ con bà Nam Phương tới lánh nạn. Nơi này cũng là chỗ quen biết của bà Nam Phương vì bà từng gửi tiền trong nhà băng này, và vị giám đốc nhà băng cũng đã gặp bà Nam Phương một đôi lần rồi. Tuy nhà băng không phải là trại lính, nhưng nơi này có một hầm kiên cố dưới lòng đất dùng để chứa bạc, vàng, châu báu… của khách hàng gửi trước đây, bây giờ để mẹ con bà Nam Phương ở tạm. Theo Daniel Grandclément mô tả thì: “Chiếc scout-car bọc thép qua ngã tư đại lộ Jules Ferry, quẹo trái, chạy tiếp một quãng trên đại lộ Clemenceau dọc theo bờ sông Hương, rồi vượt qua cổng vào sân. Xe gắn súng máy đỗ ngoài đường đợi. Bọn lính đi bảo vệ nhìn chăm chăm về phía thành nội bên kia sông, nơi đang tập trung lực lượng Việt Minh, cũng là nơi xuất phát các cuộc tiến công vào các vị trí Pháp ở bên này sông. Trong sân, chiếc scout-car lăn bánh chầm chậm trên mặt sỏi đến một nền nhà cao, xây kín ba mặt nằm giữa nhà băng và dãy nhà phụ đằng sau, xa đường, bên ngoài không thể nhìn thấy được. Nhưng xe vừa dừng thì người lái thay đổi ý kiến, lui xe và dừng lại trước lối vào chính, chân cầu thang lớn, nơi ông Fafard, giám đốc nhà băng đứng đợi sẵn. Bà Nam Phương đã biết ông này từ lâu. Hai năm trước, khi ông mới đến nhậm chức, bà đã gặp hôm ông vào bệ kiến nhà vua. Bữa nay bà thấy ông có vẻ khô khan, nghiêm nghị hơn thường lệ trong ánh sáng lờ mờ lọt qua khe cửa bên trên gác lửng chiếu xuống bậc tam cấp. Bà Nam Phương chú ý đưa mắt tìm bà Fafard nhưng chỉ thấy một mình ông đứng đó, còn cả gia đình ông đang ở trên gác nấp sau cánh cửa chớp đóng kín. Các con ông bà Fafard vận quần áo chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng theo đúng tác phong của một gia đình công chức Pháp phải đối phó với tình huống bất hạnh. Mọi người đều sẵn sàng được giới thiệu khi bà Hoàng hậu tới trú ẩn trong nhà băng. Suốt chiều nay, khi được biết gia đình cựu hoàng đến ẩn náu trong nhà mình, các cô gái đã tập các cử chỉ đón chào sao cho cung kính, lễ phép. Các cô tập nhún chân khi nghiêng mình chào khách, ôn lại cách đi đứng, chào hỏi cho đúng phép tắc. Dù đang lúc chiến sự diễn ra ác liệt, các quả đạn trái phá 75 ly từ Hoàng thành bên kia sông bắn qua đầu sang phía trường Thiên Hựu, các cô gái vẫn hớn hở rối rít chờ đón sự có mặt của gia đình nhà vua trong nhà mình. Những người trong gia đình ông chủ nhà băng Đông Dương ở Huế vẫn coi việc mẹ con Hoàng hậu đến lánh nạn ở nhà mình là một vinh dự đặc biệt. Đối với họ, coi như không có chuyện nhà vua thoái vị. Ông Fafard thuộc phái ủng hộ chính phủ Vichy thân Đức, ông còn là bạn thân của Toàn quyền Decoux, không thể một sớm một chiều quên ngay hình ảnh về chế độ quân chủ cũ." Sống tạm trú ở nhà băng Đông Dương được ít lâu, bà Nam Phương thấy thiếu thốn và cũng lo sợ nếu chiến tranh lan rộng không biết phe nào chiếm đóng nhà băng, hoặc bắn phá vào nhà băng thì cũng nguy đến tính mạng của những người đang trú ẩn trong đó. Vì vậy bà Nam Phương lại nghĩ cách cho người liên lạc với người chị của bà đang ở Đà Lạt để tìm đường đưa cả gia đình về Đà Lạt tạm sống qua ngày để tránh bom đạn. Vì vậy, bà Nam Phương lại tạm rời khỏi nhà băng Đông Dương để trở lại nhà dòng Chúa Cứu Thế tá túc vài ngày rồi tìm đường về Đà Nẵng, từ đó đi máy bay vào Đà Lạt. Theo tài liệu SDECE – Service de Documentation Exterieure er Contre - Espionnage của Cơ quan tình báo và phản gián Pháp, họ đã đến thăm dò bà Nam Phương xem ý định của bà ra sao. Nhưng khi gặp, bà không hề ca tụng sự chiến thắng của người Pháp mà chỉ nói: “Những hy sinh của tôi không là gì cả so với những khổ cực hiện nay của nhân dân.” Ở nhà dòng mấy ngày thì có một đoàn xe quân đội Pháp tới để hộ tống một chiếc xe hàng chở gia đình bà Nam Phương, gồm mấy người con và người hầu đi kèm. Với những chiếc xe bọc thép, súng ống đầy đủ để bảo vệ xe chở gia đình bà Nam Phương từ Huế vào Đà Nẵng, quân đội Việt Minh không thể phục kích ngăn chặn được. Nhưng vì đi bằng xe đò, nên Bảo Long và các em bị nôn ói, chóng mặt và cảm sốt. Tới đỉnh đèo Hải Vân, đoàn xe phải dừng lại để chờ các công chúa và hoàng tử lấy lại sức khỏe và uống thuốc cảm. Khi xe dừng lại, những chiếc xe bọc thép quay súng ra bìa rừng để bảo vệ nếu có du kích trong rừng rậm ra tấn công thì họ sẵn sàng trả đũa để ngăn chặn. Tới Đà Nẵng, cả gia đình được bình an vô sự. Rồi từ Đà Nẵng, bà Nam Phương xin đi nhờ máy bay của quân đội Pháp vào Đà Lạt. Vào tới Đà Lạt, đáng lẽ gia đình bà tới ở biệt điện của Vua Bảo Đại, nhưng bà Nam Phương đã không ở đấy mà về ở với bà chị ruột là bà Didelot, người cũng có một biệt thự lớn và đầy đủ tiện nghi. Ở Đà Lạt được ít tháng thì đến giữa năm 1947, bà Nam Phương đưa các con sang Pháp sống. Trich trong sách Nam Phương - hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang Nguon Zingnews
2
1
19
NVHB
Apr 27, 2020
In Văn Học Miền Nam 54-75
Có ba điểm để định hướng cho nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Đó là: Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng. Có nghĩa là học gì thì học, điều đầu tiên là Con Người. Điều thứ hai là Dân Tộc: Các triều đại thay thế, tiếp nối nhau cai trị đất nước, rồi cũng tan thôi. Như triều đại Nhà Lê được yêu mến nhất, vài trăm năm cũng hết, theo đảng phái theo chính trị thì không có bền được. Dù triều đại thay đổi nhưng dân tộc là trường tồn (ngay cả khi không còn mảnh đất nữa). Điều thứ ba là Khai Phóng, là mở rộng ra, tiếp thu những cái mới, nhiều tư tưởng khác nhau. Rất nhiều nhà văn nhà thơ ở miền Bắc rất hay, như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, họ không vào miền Nam được do hoàn cảnh này nọ, nhưng ở miền Nam chúng tôi vẫn được học như thường chứ không có gì trở ngại hết. Những tư tưởng Âu, Á, Mỹ, chúng tôi cũng đều được học. Bất kỳ nền giáo dục nào, không chỉ có ở Việt Nam, nếu có được ba định hướng: Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng thì đó là nền giáo dục tốt. Hệ thống giáo dục dưới thời VHCH có trường công (chính phủ) và trường tư (tư nhân), đều được tôn trọng như nhau. Trường tư được mở bởi giáo hội Công Giáo được gọi là Trường Đạo. Điều này cho thấy dưới chế độ VNCH, các tôn giáo lãnh tránh nhiệm khá lớn về mặt giáo dục. Lý do Giáo hội Công giáo lập trường là vì dân số ngày càng đông, hệ thống trường công của chính phủ không đủ chỗ cho học sinh. Về các cấp lớp, tiểu học là từ lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, lớp Nhất. Nếu so sánh bây giờ thì là lớp Một, lớp Hai, lớp Ba, lớp Bốn, lớp Năm. Trung học thì có Đệ Thất, Đệ Lục, Đệ Ngũ, Đệ Tứ, Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất. Đệ Thất là lớp Sáu bây giờ. Ở kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp (cuối lớp Đệ Tứ) còn có thi vấn đáp, thi nhiệm ý. Đỗ hay không đỗ cũng đều được lên lớp Đệ Tam; nhưng ở trường tư, ai đỗ Trung học Đệ Nhất Cấp là được quyền đi dạy học trường tư. Ngay cả đi xin việc làm cũng được, nếu có cái bằng. Lớp Đệ Tam gọi là ‘lớp dưỡng lão’ bởi vì không có thi cử gì hết. Đệ Tứ, Đệ Nhị và Đệ Nhất thì học xong đều phải đi thi. Học xong lớp Đệ Nhị thi Tú Tài I, xong lớp Đệ Nhất thi Tú Tài II là các kỳ thi Toàn Quốc, rất khó. Mỗi nơi có một Hội đồng thi, và có một vị là chánh chủ khảo rất nghiêm chỉnh. Thi đỗ Tú Tài I thì mới được lên lớp Đệ Nhất tức lớp sau đó sẽ thi Tú Tài II. Dù thi đỗ, nhưng cũng có nhiều bậc, Tối ưu, Ưu, Bình, Bình thứ, và Thứ. Đỗ vớt là có đỗ đấy, nhưng với sự khoan hồng của ban giám khảo. Thi Tú Tài có mấy môn như: Quốc Văn, Sử, Toán, Lý Hóa, Sử Địa, Công dân giáo dục, Ngoại ngữ thì được quyền chọn: Anh, Pháp, Cổ ngữ Latin (hoặc là tiếng Phạn). Hồi ấy có chia làm bốn ban: Ban A (Sinh vật học), Ban B (Toán), Ban C (Văn chương), Ban D (Cổ ngữ). Ở Tú Tài II, môn Quốc Văn được thay bằng môn Triết Học gồm ba phần: Luân Lý Học, Đạo Đức Học, và Tâm Lý Học. Đến 1974, trường mở môn Quốc Văn trở lại. Các trường Đại học dưới thời VNCH có Đại học Y Khoa, Dược Khoa, Kiến Trúc, Sư Phạm thì phải thi vào. Đặc biệt nếu học Sư phạm thì sẽ có phụ cấp, nên hồi đó rất nhiều người thi vào trường Đại học khác nhưng ghi tên thêm vào Sư Phạm để sau này có thêm phụ cấp. Trường Luật Khoa, Khoa Học, Văn Khoa không phải thi, tất cả sinh viên vào đều học y như nhau, chưa học chuyên ngành. Năm “Dự Bị Văn Khoa” thì có Triết Đông, Triết Tây, Ngoại ngữ, Văn chương, Quốc văn, Hán văn. Qua đến năm thứ hai mới được chọn chuyên ngành, như Văn Chương Quốc Âm, Văn Chương Việt Hán, Văn Minh Việt Nam, Ngữ Học Việt Nam, Sử Địa, v.v…. Luật Khoa thì không có năm nhất, năm hai, mà gọi là Cử nhân một, Cử nhân hai, Cử nhân ba. Cuối năm thứ tư, thi đỗ thì là Cử nhân Luật. Xong ghi tên vào học thêm ngành luật, rồi mới ra Luật Sư tập sự. Hồi đó có Viện Đại Học Sài Gòn (trường công), Đại học Huế (trường công) – Viện Trưởng là Linh Mục Cao Văn Luận, Đại học Đà Lạt (trường Đại học Công Giáo) nhưng được chính quyền công nhận bằng cấp ngang với các đại học khác; Đại học Vạn Hạnh (Phật Giáo) ở Sài gòn, Đại học Cần Thơ (trước là Viện Đại học Cần Thơ). Viện Đại học Minh Đức có một chút hướng về Phương Đông (Y khoa). Đại học Minh Đức nổi tiếng có ban Kinh Thương (Kinh Tế – Thương Mại). Để trở thành Cô giáo, Thầy giáo thì phải học ra từ trường Sư Phạm. Đó là với trường công, còn ở trường tư thì không cần qua Sư Phạm, miễn có bằng cấp về chuyên môn nhất định, được Bộ Quốc gia Giáo dục và Nha Tư Thục cho phép dạy từng bậc, và được nhà trường tín nhiệm người đó thì được dạy thôi. Nếu dạy học ở bậc tiểu học gọi là Giáo viên, Trung học gọi là Giáo sư Trung Học, Đại Học là Giáo sư hoặc Giảng sư Đại Học. Trước 1975, muốn học trường công thì hơi khó, phải giỏi mới vào được, vì có thi tuyển. Ở cấp tiểu học thì không cần thi tuyển, dù nhà ở xa hay gần trường đều được vào học, không cần theo học khu. Nhưng sau khi học xong tiểu học thì phải thi xét tuyển vào bậc trung học. Những môn thi gồm có: Toán, Quốc Văn, Địa Lý, Lịch Sử và một vài môn nữa được tự chọn để lấy thêm điểm, như Nữ Công Gia Chánh, Hát, Vẽ…. Quyên Di
3
0
388
NVHB
Apr 27, 2020
In Lịch Sử Việt Nam
1. CHIẾN CUỘC TẠI ĐÔNG DƯƠNG XOAY CHIỀU, CHÍNH PHỦ PHÁP PHẢI RÚT QUÂN RA KHỎI VIỆT NAM. Giữa năm 1949, Trung Cộng thắng thế ở Trung Hoa Lục địa, do đó tình hình chiến trận tại Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh, đặc biệt là tại Bắc Việt trở nên rất sôi động. Tháng 5 năm 1949, Chính phủ Pháp phải cử Tướng Revers sang thanh sát tình hình và nghiên cứu trình kế hoạch đối phó. Sau khi công cán về nước, Tướng Revers đề nghị rút bỏ Cao Bằng (biên giới Việt Nam-Trung Hoa) để:1. Gom quân giữ Quốc lộ 4 từ Lạng Sơn đến Tiên Yên; 2. Củng cố bình định vùng đồng bằng Bắc Việt; 3. Lấn chiếm cô lập khu Việt Bắc của chủ lực Việt Minh gồm các tỉnh Thái Nguyên, Lào Kay, Tuyên Quang, và Yên Bái.Chủ định thâm sâu của Pháp là tái lập Thuộc địa Đông Dương dưới hình thức mới, nên không được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Do đó Pháp e ngại Trung Cộng (chủ nhân ông mới của Trung Hoa Lục địa) xua quân can thiệp hỗ trợ cho Việt Minh Cộng sản, nên phải thu về thủ vùng đồng bằng để bảo toàn lực lượng, và tìm phương kế mới. Kế hoạch của Tướng Revers đề nghị, được Chính phủ Pháp chấp thuận cho thi hành vào cuối năm 1949. Nhưng vì tại Đông Dương lúc đó, đang có sự bất đồng ý kiến giữa Tướng Carpentier (Tổng Tư lệnh quân Viễn chinh Pháp) tại Saigon và Tướng Alexandri (Tư lệnh đoàn quân tại Bắc Việt), nên măi tới cuối tháng 8 năm 1950 mới thực hiện, mặc dù qua tin tức tình báo, chính phủ Pháp, Cao ủy Đông Dương Pignon, và Tướng Carpentier, đều biết rằng Kế hoạch Revers đă bị tiết lộ. Phía Việt Minh, không biết bằng cách nào đã dò biết được Kế hoạch Revers, nên tướng Võ Nguyên Giáp với sự trợ giúp trang bị vũ khí đạn dược, huấn luyện quân sĩ, và cố vấn hành quân của Trung Cộng, đã ráo riết chuẩn bị mở màn thử thách khả năng chiến đấu của bộ đội Việt Minh. Ngày 18-9-1950, các đơn vị Việt Minh được sự yểm trợ của Pháo binh và súng cao xạ bắn máy bay, đã khởi tấn công và chiếm được đồn Đông Khê, rồi bao vây cô lập Cao Bằng. Sau đó thừa thế tiếp tục khai triển mặt trận Cao Bằng-Lạng Sơn, kéo dài cho tới ngày 7-10-1950. Pháp thất bại nặng nề, phải rút bỏ Cao Bằng, Thất Khê, Na Chầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, và Lao Kay. Trận đánh này đă làm tăng uy thế cho Việt Minh, rúng động tinh thần quân sĩ Pháp tại Đông Dương, cũng như các giới chính trị Pháp và Hoa Kỳ. Dân chúng Pháp bắt đầu gọi cuộc chiến tại Đông Dương là “Chiến tranh sa lầy”, các Đảng phái chính trị Pháp cấu kết với nhau làm áp lực chính trị, khiến các chính phủ Pháp thay phiên nhau sụp đổ liên tục, làm cho tình hình tại cả bên chính quốc lẫn tại Đông Dương ngày một rối rắm thêm. Để gỡ rối, Chính phủ Pháp cố gắng tìm một Tướng làm Tổng Tư lệnh mới thay thế Tướng Carpentier tại Đông Dương. Các Tướng Juin và Tướng Koenig được tham khảo, nhưng 2 ông này từ khước vì Chính phủ Pháp không thể thoả măn được những điều kiện các ông ấy đòi hỏi. Sau cùng, Tướng Jean Marie Gabriel De Lattre De Tassigny được lựa chọn. Ông này nhận lời ngay với một điều kiện duy nhất là phải cho ông ta rộng quyền chỉ huy. Ngày 7-10-1950, Đại tướng De Lattre được đề cử làm Cao ủy kiêm Tổng Tư lệnh quân Viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Đúng 10 ngày sau, Tướng De Lattre lên đường nhậm chức, mang theo cả một Bộ Tham Mưu hùng hậu để làm trụ cột giúp ông ta hoàn thành sứ mạng lớn lao đă nhận lănh. Trong suốt 9 tháng trời ròng ră tiếp theo, ông ta đă chứng tỏ tài lănh đạo chỉ huy và hành quân táo bạo của mình, qua các trận Vĩnh Yên giữa tháng 1-1951 (chết mất người con trai duy nhất là Trung úy Bernard), trận Mạo Khê cuối tháng 3-1951, trận “Bờ Sông Đáy” cuối tháng 5-1951, và đặc biệt là kế hoạch xây dựng “Phòng tuyến Bê tông De Lattre” để bảo vệ đồng bằng Bắc Việt trong Vùng Tam Giác: Moncay, Việt Trì, Ninh Bình, và “Phòng Lũy Hải Phòng”. Tướng De Lattre đă làm cho tinh thần Quân Sĩ được phục hồi, đồng thời tạo được sự tin tưởng của Chính phủ Pháp và các Đồng minh Hoa Kỳ, Anh Cát Lợi,… Giữa tháng 9-1951, Tướng De Lattre được Chính phủ Pháp cho đi công cán sang Hoa Kỳ xin viện trợ. Có lẽ nhờ trận Việt Minh tấn công quân Pháp tại vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, có sự hiện của quân Trung Cộng trong hàng ngũ quân Việt Minh, y như trận Bắc Hàn tấn công Nam Hàn mà Mỹ và Đồng minh phải can thiệp cũng có sự hiện diện của quân Trung Cộng trong hàng ngũ quân Bắc Hàn, nên Hoa Kỳ thay đổi thái độ đối với Pháp. Nhờ thế, Tướng De Lattre đă xin được Mỹ viện trợ cho Pháp tiếp tục cuộc chiến tại Đông Dương, dưới nhiệm vụ mới là “Ngăn chặn sự bành trướng của Quốc tế Cộng sản ở vùng Đông Nam Á Châu”, mà Việt Minh là tay sai tiền phương của Liên Sô và Trung Cộng. Viện trợ chỉ được chấp thuận với một điều kiện tiên quyết kèm theo là: “Pháp phải thành thực trao trả quyền Độc Lập, Tự do, cho các Chính phủ Quốc gia không Cộng sản tại Đông Dương, và xúc tiến nhanh chóng việc thành lập, huấn luyện, và trang bị quân sự cho các Quốc gia này có đủ khả năng tự vệ, tiêu diệt Cộng sản địa phương, bảo đảm an ninh cho dân chúng phát triển kinh tế. Đặc biệt phải để cho các Quốc gia này có quyền Tự do giao thương trực tiếp với tất cả các nước Tư bản, ngoài khối Liên Hiệp Pháp, không phải qua trung gian của Pháp.” Ngày 28-9-1951, hai ngày sau chuyến công du của Tướng De Lattre chấm dứt, chiếc tầu biển Eartham Bay của Hoa Kỳ đã từ Manilla chở tới Saigon, rất nhiều vũ khí nhẹ và đạn dược đủ loại. Đồng thời, một đoàn 30 Phóng pháo cơ B-26 do phi công Hoa Kỳ lái từ Phi Luật Tân qua, đáp xuống phi trường Cát Bi (Hải Phòng), trao cho Pháp trong âm thầm không kèn không trống. Mười hai (12) chiếc trong số phi cơ này đă được Hoa Kỳ biến cải thành loại máy bay soi sáng (Luciole), dùng để thả hoả châu soi sáng chiến trường ban đêm, trong thời gian liên tục 1 tiếng đồng hồ cho mỗi phi cơ. Cũng nhờ thế nên ngày 1 tháng 10 năm 1951, ông Trần văn Hữu Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng Chính phủ Quốc Gia Việt Nam mới chính thức công bố việc thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam (QĐQGVN) chống Cộng sản (gồm 8 Sư đoàn nhẹ trong 5 năm, riêng năm 1951 dự trù thành lập Sư đoàn 1 ở miền Nam, Sư Đoàn 2 ở miền Trung, Sư đoàn 3 ở miền Bắc, và Sư đoàn 4 ở vùng Cao Nguyên Trung phần Việt Nam). Ngày 16-10-1951 ban hành Lệnh Tổng Động Viên khoảng 15.000 thanh niên có bằng cấp từ Trung học trở lên vào học các khoá đào tạo Sĩ quan Trừ bị cấp tốc tại Thủ Đức và Nam Định. Rồi lần lần sau đó, thành lập Bộ Tổng Tham Mưu QĐQGVN, Trường Quân Y, và các Trường Võ bị Địa phương (Ecole Militaire Régionale) đào tạo các Chuẩn úy Trung đội trưởng, ngoài số Thiếu úy Hiện dịch do Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt đã và đang đào tạo (Trường VBLQ ĐàLạt được thành lập từ năm 1948). Các Trung tâm Huấn luyện Tân binh và Hạ sĩ quan cũng lần lượt được thành lập, và hoạt động náo nhiệt để thành lập các đơn vị cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn Bộ Binh và các đơn vị Binh chủng, Nha, Sở chuyên môn. (Thời gian này, Tôi là Trung Úy mới mãn khóa Sỹ quan Truyền Tin tại Trường Truyền Tin Montargis bên Pháp về vào đầu tháng 7-1951, được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Mật Mă thuộc văn phòng Đổng lý Bộ Quốc Phòng do Thiếu Tá Nguyễn văn Vận làm Đổng Lý. Sau này Thiếu Tá Vận rời Bộ Quốc Phòng ra Hà Nội được thăng cấp lần lần tới Thiếu Tướng Tư lệnh Quân Khu 3 vào năm 1954) Được sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Quân đội Viễn chinh Pháp ồ ạt xây dựng các doanh trại và cơ sở rất lớn rộng cho các Cơ quan Chỉ huy và Đơn vị Hành chánh Tiếp vận Trung Ương tại các vùng Tân Sơn Nhứt, Gò Vấp, Bình Lợi, Cát Lái (Gia Định), Khánh Hội (Saigon), và Biên Hoà. Theo dự tính của Tướng De Lattre, các Cơ sở này phải đủ tầm vóc có thể biến thành các Cơ sở Chỉ huy và Tiếp vận cho các Lực lượng Liên Hiệp Quốc xử dụng khi cần phải đến Việt Nam để điều khiển chiến tranh ngăn cản Cộng sản Quốc tế xâm lăng các nước thuộc Đông Nam Á Châu, như họ đã đến tham gia cuộc chiến tại bán đảo Triều Tiên. Vào tháng 12 năm 1951, Tướng De Lattre qua đời, Tướng Raoul Salan được cử thay thế làm Tổng Tư lệnh, để tiếp tục giải quyết cuộc “Chiến tranh sa lầy” không lối thoát của Pháp tại Đông Dương. Nội tình nước Pháp tiếp tục lục đục, chính phủ Queuille bị đổ vào tháng 2-1952. Tại Bắc Việt, Tướng Salan rút bỏ Hoà Bình vào cuối tháng 3-1952. Thủ tướng mới của Chính phủ Pháp là Pinay vẫn giữ chính sách cũ đối với Đông Dương. Ông Letourneau được bổ nhiệm làm Bộ trưởng các Quốc gia Liên kết, kiêm nhiệm chức Cao Ủy Đông Dương kể từ tháng 4-1952, và Tướng Salan được chỉ định làm Tổng Tư lệnh Quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Bộ trưởng Letourneau phải thường xuyên hoạt động tại chính quốc, làm gì có thời giờ chạy qua chạy lại giữa Pháp và Đông Dương, nên Tướng Salan vô hình chung có được toàn quyền quyết định y như cố Đại tướng De Lattre thuở còn sinh thời. Sở dĩ Tướng Salan được lựa trám chỗ trống của De Lattre, vì ông ta đă từng ở Việt Nam lâu năm, tham dự nhiều trận chiến với Việt Minh từ hồi 1947, đă cộng tác mật thiết với Tướng De Lattre trước khi ông này qua đời, nên thông thạo lối đánh của Việt Minh. Ngoài ra, ông ta còn có được cái trí khôn của người Á Đông vì lấy vợ người Việt Nam, hút thuốc phiện, theo vợ đi lễ các Đền, Chùa, am tường các phong tục tập quán của các Sắc dân Đông Dương. Chiến công của Tướng Salan từ sau ngày thay thế De Lattre, chỉ là cuộc hành quân rút lui khỏi Hoà Bình trong an toàn không bị sứt mẻ, và xây dựng “Pháo lũy Na Sản” giữ được mặt trận vùng Bắc Thái (phiá Tây, Bắc Việt) vững vàng trong suốt 3 tháng (10, 11, và 12-1952). Còn tình hình toàn diện Đông Dương chẳng có gì khả quan hơn. Qua tháng 5-1953, Tướng Navarre được cử thay thế Tướng Salan làm Tổng Tư lệnh Quân Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương. Ông này xào xáo lại các kế hoạch của các Tướng tiền nhiệm, rút tỉa các kinh nghiệm, để hệ thống hoá thành kế hoạch chiến thuật mới của mình là:1. Phòng thủ miền Bắc; 2. Bình định miền Nam; 3. Lập một Binh đoàn Chủ lực lưu động, để có thể đánh ở bất cứ nơi nào có sự tập trung quân của Địch (Việt Minh).Kế hoạch được mở màn bằng cuộc hành quân “Castor” vào cuối tháng 11-1953, để hỗ trợ việc xây dựng “Tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ” với mục đích:a. Buộc Việt Minh phải chấp nhận một trận công kiên chiến, mà Pháp tin rằng họ sẽ thắng vì có ưu thế hơn về Không quân và Tiếp liệu. b. Cầm chân Chủ lực quân Việt Minh tại miền Bắc để chúng không thể tiếp sức cho miền Nam, nhờ thế Pháp sẽ bình định Liên Khu V gồm các Tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, tại miền trung tâm của Trung Việt Nam một cách dễ dàng. c. Dùng Điện Biên Phủ làm “Căn cứ Bàn đạp” đánh vào Hậu tuyến Việt Bắc, nếu Việt Minh di quân khỏi nơi này để tấn công vùng đồng bằng sông Hồng. Tiếc thay, Bộ tham mưu của Tướng Navarre ước tính sai lệch quá nhiều. Việt Minh đă tập trung được quanh Điện Biên Phủ, một lực lượng nhiều tới 100,000 quân. Với sự yểm trợ của Trung Cộng, Việt Minh còn kéo được cả súng Đại pháo qua đỉnh núi, đào hầm bố trí ngay trên sườn núi nhìn thẳng xuống thung lũng Điện Biên Phủ. Thế mà Pháp cho rằng, Việt Minh chỉ có thể tập trung quanh Điện Biên Phủ khoảng 20,000 quân là tối đa, và lòng chảo Điện Biên Phủ không thể bị uy hiếp bằng Pháo binh, vì các Đại pháo chỉ có thể bố trí phiá bên kia các dẫy núi quanh lòng chảo, xa quá tầm tác xạ của súng.Cuối tháng 11-1953, tình hình chiến sự bỗng chuyển biến đột ngột. Bốn (4) Sư đoàn Việt Minh kéo lên áp lực miền Bắc Thái (Tây Bắc, Bắc Việt). Qua tháng 12-1953, Tướng Navarre phải cho lệnh rút quân bỏ Lai Châu và toàn vùng Bắc Thái, để tập trung về Điện Biên Phủ, đồng thời mở nhiều cuộc hành quân ở vùng thượng lưu sông MêKông để củng cố phòng thủ miền Bắc Lào (nước Ai Lao). Đầu năm 1954, tình hình lắng dịu tại khắp các chiến trường phụ trên toàn cõi Đông Dương. Riêng tại Điện Biên Phủ tình hình coi như đang có nhiều điều thuận lợi cho quân Pháp. Nhưng, vào trung tuần tháng 2-1954, Hội nghị Bá Linh (Berlin, Đức) được mở ra để thảo luận về việc thành lập một Hội nghị chính thức tại Genève để tìm giải pháp cho vấn đề đình chiến tại Đông Dương, đă khiến tình hình chiến sự trở nên bất lợi cho quân Pháp, và làm cho Tướng Navarre bị ngỡ ngàng. Đầu tháng 3-1954, Việt Minh rút Sư đoàn 308 đang uy hiếp Luang-Prabang (Lào), đem về tăng cường bao vây Điện Biên Phủ. Đến ngày 13-3-1954, Việt Minh mở đầu các cuộc tấn công trên khắp các mặt trận Đông Dương (kể cả Điện Biên Phủ), nhằm mục đích phô trương khả năng quân sự mới để áp đảo tinh thần quân Liên Hiệp Pháp và các Quốc gia Liên kết Đông Dương, đồng thời tạo điều kiện thượng phong tại Hội nghị Genève. Quân Pháp bị cầm chân tại tất cả mọi nơi, nên không còn quân số tiếp ứng cho nhau, nhất là cho “Tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ”. Đến cuối tháng 4-1954, Bộ Tư lệnh Pháp cho mở cuộc hành quân “Atlante” đánh vào Quân khu V của Việt Minh tại trung Việt, nhưng chẳng đem lại kết quả gì, nếu không muốn nói là uổng công vô ích. Ngày 7 tháng 5-1954, sau 55 ngày đêm tự lực cầm cự, “Tập đoàn Cứ điểm Điện Biên Phủ” đă phải xin đầu hàng vô điều kiện. Dư luận Pháp rất hoang mang, chia rẽ, tranh cãi trầm trọng, khiến Chính phủ Pháp phải đưa Tướng Paul Ely Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Pháp sang Đông Dương thay thế Tướng Navarre, với quyền hạn rộng răi là Cao Ủy kiêm Tổng Tư lệnh quân đội viễn chinh tại Đông Dương, như đă dành cho Tướng De Lattre hồi trước. Nhưng, Tướng Ely cũng chẳng làm được gì hơn, là tiếp tục nhận lãnh những thất bại chua cay, trong âm mưu tái lập thuộc địa lỗi thời của Pháp tại Đông Dương sau Thế chiến II. Mấy tuần lễ sau vụ Pháp thất trận Điện Biên Phủ, chiến cuộc Đông Dương được giải quyết ngă ngũ, chấm dứt bằng giải pháp chính trị tại Hội nghị Genève với một Hiệp Định đình chiến, ký kết vào lúc 01:00 giờ ngày 21 tháng 7 năm 1954 tại Genève giữa Pháp và Việt Minh. Đại diện Hoa Kỳ và Đại diện Chính phủ Quốc gia Việt Nam khước từ không ký vào bản Hiệp định. Theo Hiệp định này, nước Việt Nam bị phân làm 2 phần Nam, Bắc. Vĩ tuyến 17 và dòng sông Bến Hải được dùng làm ranh giới giữa 2 miền. Từ giữa lòng con sông trở lên phiá Bắc thuộc quyền kiểm soát cai trị của Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh cầm đầu. Phần từ giữa lòng con sông trở xuống phiá Nam thuộc trách nhiệm của Chính quyền Pháp và Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo. Thi hành Hiệp định Genève, Bộ Tư lệnh quân Viễn chinh Pháp của Tướng Ely phối hợp cùng Chính phủ Quốc gia Việt Nam do ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng, tổ chức một cuộc di tản vĩ đại ngoạn mục trong vòng 300 ngày, cho hơn một triệu Dân Quân Cán chính không thích sống dưới Chế độ Cộng sản rời miền Bắc vào Nam tái lập nghiệp, và hàng chục ngàn Cán Binh Cộng sản từ miền Nam buộc phải tập kết ra Bắc. Thời hạn triệt thoái quân Pháp và quân Quốc gia ra khỏi Bắc Việt theo lối cuốn chiếu quy định như sau: phải ra hết khỏi Hà Nội trong thời hạn 80 ngày kể từ ngày ký Hiệp Định Genève, do đó ngày chót được ấn định cho Hà Nội là ngày 11-10-1954; 100 ngày cho Hải Dương do đó ngày chót được ấn định là ngày 1-11-1954; và 300 ngày cho Hải Phòng do đó ngày chót được ấn định là ngày 19-5-1955. 2. THỜI CƠ GIÚP CHO QUỐC GIA VIỆT NAM CHÍNH THỨC CÓ ĐƯỢC CHỦ QUYỀN ĐỘC LẬP TRONG MỌI LÃNH VỰC TỔ CHỨC QUẢN TRỊ HÀNH CHÁNH, CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO ĐỐI NỘI ĐỐI NGOẠI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ QUỐC PHÒNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM. Từ ngày Cựu Hoàng Bảo Đại nhận lănh sự ủy nhiệm của các Đảng phái chính trị không theo Cộng sản tại Việt Nam, đứng ra thương thuyết và ký với Pháp Hiệp Ước sơ bộ tại Vịnh Hạ Long để giành lại quyền độc lập cho nước Việt Nam thống nhất cả 3 miền Bắc Trung Nam vào ngày 5-6-1948, rồi đến trưa ngày 8 tháng 3 năm 1949 tại Paris có thêm THOẢ ƯỚC ÉLYSÉE giữa Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và Quốc trưởng Bảo Đại, vào ngày này, hai người trao đổi văn thư, theo đó “Pháp long trọng công nhận” một nước Việt Nam độc lập và dân chúng có quyền tự do quyết định sự thống nhất lãnh thổ của mình, theo tinh thần Hiệp Ước Hạ Long, kèm theo một phụ bản các điều thoả thuận với PIGNON, cho đến ngày ký Hiệp định Đình chiến tại Genève 20-7-1854, đă có tới 7 chính phủ thay nhau điều hành Quốc gia Việt Nam:1. Nguyễn văn Xuân, từ 2-6-1948 đến 30-6-1949. 2. Bảo Đại, từ 1-7-1949 đến 20-1-1950, 3. Nguyễn Phan Long, từ 21-1-1950 đến 5-5-1950, 4. Trần văn Hữu, từ 6-5-1950 đến 25-5-1952, 5. Nguyễn văn Tâm, từ 26-5-1952 đến 15-1-1954, 6. Bửu Lộc, từ 16-1-1954 đến 6-7-1954, 7. Ngô Đình Diệm từ 7-7-1954 tới 23-10-1955.Thư ngày 8-3-1949 của Auriol gửi Bảo Đại gồm 7 mục chính:1. Việt Nam thống nhất (Unité du Vietnam) 2. Vấn đề Ngoại giao (Question diplomatique) 3. Vấn đề Quân sự (Question militaire) Việt Nam sẽ có một Quân đội riêng để duy trì trật tự, an ninh nội địa và bảo vệ Triều đại (la defense de l’Empire). Trong trường hợp tự vệ, có thể được các lực lượng Liên Hiệp Pháp yểm trợ (appuyé par les forces de l’Union francaise). Quân đội VN cũng tham dự vào cuộc bảo vệ biên cương của toàn Khối Liên Hiệp Pháp. 4. Vấn đề chủ quyền trong nước (Souveraineté interne). 5. Vấn đề tư pháp 6. Vấn đề văn hoá 7. Vấn đề kinh tế và tài chánh.(Ghi chú:Đoạn văn chữ nghiêng nét đậm trên đây là trích từ trang 119 trong cuốn VIỆT NAM NIÊN BIỂU 1939 (Tập B :1947-1954) của Chính Đạo do nhà phát hành Văn Hoá in năm 1997 tại Hoa Kỳ. Đặc biệt Tôi có thay một chữ trong mục 3. ….., an ninh nội địa và bảo vệ Triều đại (la defense de l’Empire). …. Thay cho chữ .. bảo vệ đế quốc (la defense de l’Empire)….. như trong nguyên bản, vì Tôi nghĩ Việt Nam chưa bao giờ là Đế quốc, thời trước 1945, Pháp gọi là L’Empire d’Annam tức là Vương quốc Annam do Bảo Đại làm vua (Empereur.) Đến ngày 28-4-1956, Bộ Tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương giải tán, tất cả các Cơ sở và Căn cứ trước đây do Pháp xây dựng chiếm đóng, đều trao hết cho Chính phủ và Quân đội Quốc gia Việt Nam thừa hưởng. Dinh Norodom tọa lạc tại trung tâm Thủ đô Saigon trước kia dành cho Cao Ủy Pháp tại Đông Dương, nay là trụ sở của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Dinh Độc Lập. Camp Chanson to lớn bên cạnh phi trường Tân Sơn Nhất trước kia là nơi làm việc của Bộ Tư lệnh quân viễn chinh pháp tại Đông Dương, nay thuộc quyền xử dụng của Bộ Tổng Tham Mưu (Bộ TTM) Quân đội Quốc gia Việt Nam (QĐQGVN) và đổi tên là Trại Trần Hưng Đạo. Hospital Rocques rộng lớn của đoàn quân Viễn chinh Pháp xây dựng tại Gò Vấp sát bên Bộ TTM và phi trường Tân Sơn Nhất, nay thuộc quyền QĐQGVN và đổi tên là Tổng Y Viện Cộng hoà. (Không biết cái tên Roques Tôi nhớ có đúng không, bạn nào biết là sai xin vui lòng chỉnh giùm, Tôi vô cùng cám ơn). Còn rất nhiều Doanh trại, Căn cứ, và Cơ sở khác tại Saigon và tại các Tỉnh trên toàn lănh thổ miền Nam Vĩ tuyến 17 được Pháp trao lại cho Chính quyền Quốc gia miền Nam Việt Nam, nhưng Tôi thấy không cần liệt kê hết ra đây. Vào tháng 8-1956, Chính phủ Pháp loan báo việc đề cử ông Henri Hoppenot làm Cao Ủy Đông Dương. Nhưng, ông Ngô Đình Diệm đang lãnh đạo Chính quyền Quốc gia Việt Nam với chức vị tự phong là Tổng Thống từ ngày 26-10-1955 thay thế Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế từ ba ngày trước đó 23-10-1955, đã dựa theo các điều khoản của Hiệp định Genève không chấp nhận, nên Chính phủ Pháp phải đổi lại chức vụ là Đại sứ Pháp tại Việt Nam. Đến ngày 26-10-1956, lễ ban hành Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà (theo khuôn mẫu Tổng Thống Chế của Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ, do Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra vào ngày 4 tháng 3 năm 1956 biên soạn và biểu quyết chuẩp thuận) mới được tổ chức rất trang trọng tại Đại lộ Trần Hưng Đạo, Saigon. Buổi lễ này cũng đồng thời là Lễ Tuyên Thệ chính thức nhậm chức Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hoà đẩu tiên tại miền Nam Việt Nam của ông Ngô Đình Diệm, trước toàn dân và Ngoại giao đoàn quốc tế đă có mặt tại Saigon từ thời Quốc gia Việt Nam còn thuộc quyền lãnh đạo của Quốc trưởng Bảo Đại. (Quốc Hội Lập Hiến gồm 123 Dân Biểu thuộc các thành phần sau: Phong trào Cách mạng Quốc gia 47 ghế, độc lập không đảng phái nào 39 ghế, Tập đoàn Công dân 18 ghế, Phong trào Tự do 11 ghế, và 5 đảng phái chia nhau 8 ghế.) Sau khi quân Pháp rút ra khỏi miền Nam Việt Nam, ảnh hưởng Pháp tan biến dần để thay thế bởi ảnh hưởng Hoa Kỳ. Bởi vì, ngay từ khi mở Hội nghị Bá Linh bàn thảo việc thành lập Hội nghị Genève giải quyết vấn đề chiến tranh Đông Dương, Hoa Kỳ đă ngầm vận động thúc đẩy Quốc trưởng Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm (đang ở Mỹ) về làm Thủ Tướng, thay thế Thủ tướng Bửu Lộc được coi là thân Pháp. 3. THỜI CUỘC BIẾN ĐỔI ĐÃ TẠO CƠ HỘI CHO THỦ TƯỚNG NGÔ ĐÌNH DIỆM GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA VIỆT NAM, THAY THẾ QUỐC TRƯỞNG BẢO ĐẠI ĐÃ RỜI VIỆT NAM SANG PHÁP TỪ NGÀY 10-4-1954 SỐNG TẠI BIỆT THỰ RIÊNG Ở CANNES, ĐỂ CHỮA BỆNH SÁN GAN VÀ VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ GIÚP GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN CHỐNG CỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM. Tại Saigon trong khoảng những ngày cuối tháng 5 sang đầu tháng 6-1954, các hãng thông tấn quốc tế và quốc nội loan truyền tin đồn đoán là ông Ngô Đình Diệm sẽ làm Thủ Tướng thay thế Thủ Tướng Bửu Lộc. Nhưng măi đến ngày 16-6-1954, Quốc Trưởng Bảo Đại, từ tư dinh tại thành phố Cannes bên Pháp, mới chính thức công bố quyết định cử ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng với toàn quyền hành động (tức là mọi quyết định quan trọng liên quan đến quốc gia không cần phải thỉnh ý Quốc Trưởng trước như các Thủ Tướng tiền nhiệm). Ngày 25-6-1954 ông Ngô Đình Diệm từ Pháp về tới phi trường Tân Sơn Nhất Saigon, được sự tiếp đón theo nghi lễ ngoại giao tại phòng Khách Danh Dự của phi trường, gồm một số nhân viên đại diện các Bộ trong Chính phủ Bửu Lộc, một số Sĩ quan cấp Tá Việt và Pháp thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ TTM/QĐQGVN (trong đó có Tôi đang là Thiếu Tá Chánh Sự vụ Sở Mật Mã trực thuộc văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng, lúc đó Thiếu Tướng Nguyễn văn Hinh làm Tổng Tham Mưu Trưởng và Trung Tá Trần văn Minh làm Tham mưu trưởng), cùng một số thân quyến thuộc dòng họ Ngô-Đình và Nhân sĩ thân hữu của gia đình ông Ngô Đình Diệm ở trong nước. Những ngày tiếp theo, ông Diệm tiếp xúc các nhân sĩ để thành lập chính phủ, mãi tới ngày 7-7-1954 mới chính thức trình diện chính phủ và bắt đầu tham chánh. Thành phần chính phủ gồm có:- Ngô Đình Diệm, Thủ Tướng kiêm Nội Vụ và Quốc Phòng, - Trần Văn Chương, Quốc Vụ Khanh, - Trần Văn Đỗ, Tổng Trưởng Ngoại Giao, - Trần Văn Của, Tổng Trưởng Tài Chánh và Kinh Tế, - Nguyễn Tăng Nguyên, Tổng Trưởng Lao Động và Thanh Niên, - Trần văn Bạch, Tổng Trưởng Công Chính, - Phạm Hữu Chương, Tổng Trưởng Y Tế và Xă Hội, - Phan Khắc Sửu, Tổng Trưởng Canh Nông, - Nguyễn Dương Đôn, Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục, - Trần Chánh Thành, Bộ trưởng Phủ Thủ Tướng, - Lê Quang Luật, Thông Tin, - Phạm Duy Khiêm, Công vụ Phủ Thủ Tướng, - Nguyễn Ngọc Thơ, Nội Vụ, - Lê Ngọc Chấn, Quốc Phòng, - Hồ Thông Minh, Thứ Trưởng Quốc Phòng, - Bùi Văn Thinh, Tư Pháp, - Nguyễn Văn Thoại, Kinh Tế, - Trần Hữu Phương, Tài Chánh.Nhưng chỉ ít ngày sau, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bắt đầu gặp nhiều khó khăn về mọi mặt đối nội cũng như đối ngoại. Chẳng hạn: 1. Đại diện Chính phủ Quốc gia Việt Nam không ký trên Hiệp định Genève, nhưng vẫn phải chấp nhận và cộng tác với Bộ Tư lệnh quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương thi hành, đặc biệt phải chấp nhận cho các cơ sở kiểm soát đình chiến do Ấn Độ (Trung Lập) làm Chủ tịch, với các thành viên Ba Lan (Cộng sản) và Canada (thuộc Thế giới Tự Do Tư Bản) đặt cơ sở hoạt động tại nhiều nơi trên lãnh thổ miền Nam, ngay cả tại giữa Thủ Đô Saigon. Trong các cơ sở kiểm soát đình chiến này có cả sự hiện diện của những người đại diện của Việt Cộng. 2. Phải vận động nhờ Chính quyền Pháp tại Đông Dương và chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ phương tiện và ngân khoản để di tản cả triệu người (Dân, Quân, Cán chính) không thích sống dưới sự cai trị của Chính quyền Việt Cộng tại miền Bắc Vĩ tuyến 17, di cư vào miền Nam. 3. Tổ chức tiếp đón cứu trợ ban đầu, tái định cư, và tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho những người này. Vì họ đă phải bỏ tất cả của cải đất đai hương hỏa của Tổ tiên Ông Cha tại miền Bắc, ra đi vào miền Nam với 2 bàn tay trắng. 4. Hợp nhất các Lực lượng Võ trang Giáo phái vào hàng ngũ Quân đội Quốc gia Việt Nam, để tiêu hủy nạn “phe phái hùng cứ địa phương” do Pháp tạo dựng lên trước đây, với mục đích Thực dân thâm độc “chia để trị”. 5. Điều chỉnh cải tiến hệ thống hành chánh, để chấm dứt tệ nạn “Xứ Quân, Vua một cõi” thao túng áp bức quần chúng bằng quy luật “Phép Vua thua Lệ Làng”, hậu quả dư âm Quan lại của thời Pháp còn vương rớt lại, tại các tỉnh và ngay cả tại các Quận hành chánh giữa Saigon Chợ Lớn. 6. Loại bỏ các tổ chức gieo rắc tệ đoan xã hội (khu bài bạc, các ổ chứa gái mãi dâm công khai hoạt động có nộp thuế) do các tay Chính trị hoạt đầu, Doanh gia bất chính, lợi dụng nước đục thả câu, với sự bảo trợ khích lệ của Thực dân Pháp đă tổ chức kinh doanh từ nhiều năm qua. 7. Đặc biệt là phải đề ra phong trào chống Cộng, với một Chính sách dựa theo Chủ thuyết Nhân bản có thể bẻ gẫy được Chủ thuyết Cộng sản, để làm kim chỉ Nam hướng dẫn quần chúng hăng say tham gia công cuộc tố cáo và loại trừ các hoạt động của cán bộ Cộng sản nằm vùng tại miền Nam. Để dân được sống an toàn tại khắp mọi nơi, an tâm tham gia xây dựng phát triển Kinh tế phồn vinh, và hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc trong thanh bình. Vì thế mới có Chủ thuyết NHÂN VỊ, Đảng Cần Lao, và PHONG TRÀO CÁCH MẠNG QUỐC GIA ra đời, hoạt động thường xuyên trong mọi tổ chức hành chánh, quân đội, và các cơ sở xã hội khác trên đất liền cũng như trên các hải đảo thuộc miền Nam Việt Nam từ Vĩ tuyến 17 trở xuống. Mọi người sống tại miền Nam Việt Nam đều biết và cũng đã từng phải tham gia, tùy theo vị trí hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân và gia đình. (Thời gian đó, Tôi là Thiếu Tá Trưởng Phòng Mật Mă Trung Ương thuộc Bộ Chỉ huy Viễn Thông tại Bộ Tổng Tham Mưu QĐQGVN, được tập thể chiến hữu thuộc các đơn vị Truyền Tin tại Saigon bầu làm Chủ tịch Phong trào Cách Mạng Quốc gia của Binh chủng Truyền Tin). Phong trào này nhằm mục đích đánh bóng lãnh tụ Ngô Đình Diệm, chỉ trích tinh thần bạc nhược của Quốc trưởng Bảo Đại trong việc điều hành Quốc gia, để tiến tới việc tổ chức cuộc “Trưng cầu Dân ý truất phế Bảo Đại” vào ngày 23 tháng 10 năm 1955, và ủy nhiệm cho ông Ngô Đình Diệm thành lập nước VIỆT NAM CỘNG HOÀ theo khuôn mẫu Tổng Thống Chế của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào ngày 26-10-1956. Suốt trong thời gian vận động tổ chức cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý vào ngày 23-10-1955, trên các phương tiện truyền thông của Chính phủ thường xuyên phổ biến bài hát thúc đẩy mọi người tích cực tham gia đi bầu rất hay. Nhưng rất tiếc Tôi chỉ còn nhớ một số câu tiêu biểu khó quên chứ không nhớ trọn bài:“Hai ba tháng mười là ngày trưng cầu dân ý, Hai ba tháng mười là ngày phá tan ngai vàng, Đứng lên toàn quốc, viết trang sử mới, ……..(không nhớ……”Và kể từ sau ngày VIỆT NAM CỘNG HOÀ ra đời 26-10-1956, nghi thức chào cờ chính thức được quy định là sau khi hát bài Quốc Ca “Tiếng gọi công dân” thì phải hát bài SUY TÔN NGÔ TỔNG THỐNG. Bài hát này do nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Bích sáng tác (ông đã qua đời vào năm 2001) Nguyễn Huy Hùng Nguồn Nam Kỳ Lục Tỉnh
3
3
55
NVHB
Mar 14, 2020
In Sức Khỏe và Đời Sống
Phụ nữ dường như ít có khả năng tử vong vì virus corona hơn nam giới; và trẻ em dường như ít có khả năng tử vong hơn các nhóm tuổi khác. Hầu hết phụ nữ và trẻ em sẽ bị nhiễm trùng nhẹ, và sự khác biệt giữa hai nhóm giới tính và độ tuổi trở nên rõ ràng hơn ở những trường hợp nghiêm trọng nhất. Vậy chuyện gì đang xảy ra vậy? Tất cả thông tin chúng tôi có được đến từ một nghiên cứu lớn của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc. Nghiên cứu này dựa trên 44.000 người và cho thấy 2,8% đàn ông bị nhiễm bệnh đã chết so với 1,7% phụ nữ. Và chỉ 0,2% trẻ em và thanh thiếu niên chết so với gần 15% số người trên 80 tuổi. Có phải phụ nữ và trẻ em ít lây Covid-19 hơn? Có hai cách giải thích. Một là những nhóm này ít có khả năng bị lây nhiễm ngay từ đầu, hai là cơ thể của họ có khả năng đối phó với virus này. "Thông thường với các virus mới, tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm, đó là điểm quan trọng," Tiến sĩ Bharat Pankhania, từ Đại học Exeter nói. Điều này là vì không ai có khả năng miễn dịch với virus vì trước đây chưa từng có ai tiếp xúc với nó. Nhưng dù vậy, thường trong giai đoạn đầu của một đợt dịch, trẻ em có thể ít bị nhiễm virus hơn. "Một lý do chúng ta chưa thấy nhiều trường hợp bị lây nhiễm ở trẻ em là chúng luôn được bảo vệ khi dịch bắt đầu bùng phát, cha mẹ luôn tìm cách giữ cho trẻ tránh xa bệnh tật," Tiến sĩ Nathalie MacDermott, từ King College London, nói. Điều gì đang cứu mạng sống phụ nữ? Bạn có thể ngạc nhiên về sự khác biệt giữa tỷ lệ tử vong của nam giới và nữ giới do virus corona, nhưng các nhà khoa học thì không. Chúng tôi có thể sự khác biệt này ở nhiều loại bệnh nhiễm trùng bao gồm cả bệnh cúm. Một phần của câu trả lời là đàn ông thường có sức khỏe kém hơn phụ nữ do có lối sống không lành mạnh như hút thuốc. "Hút thuốc làm hỏng phổi của bạn, bạn sẽ không thể nào là kẻ chiến thắng" tiến sĩ Mac Dermott nói. Đây có thể là một vấn đề đặc biệt ở Trung Quốc, nơi ước tính 52% nam giới hút thuốc trong khi chỉ 3% phụ nữ hút thuốc. Nhưng cũng có những khác biệt trong cách hệ thống miễn dịch của đàn ông và phụ nữ phản ứng khi bị nhiễm trùng. Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia cho biết: "Nữ giới có các phản ứng miễn dịch thực chất khác nhau đối với nam giới, phụ nữ dễ mắc các bệnh tự miễn dịch và có bằng chứng cho thấy phụ nữ sản xuất kháng thể tốt hơn với vaccine chống cúm". Phụ nữ có thai thì sao? Câu trả lời chính thức là phụ nữ không có nguy cơ lây nhiễm khi mang thai nhưng các chuyên gia vẫn nghi ngờ. Mang thai tác động nhiều đến cơ thể, bao gồm làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều đó sẽ giúp ngăn cơ thể họ từ chối thai nhi trong bụng mẹ, nhưng nó cũng khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng hơn. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng tử vong vì cúm hơn so với phụ nữ không mang thai cùng tuổi. Chính phủ Anh cho biết "không có dấu hiệu rõ ràng" rằng phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus corona. "Tôi không tự tin lắm," Giáo sư Hunter nói. "Nó dựa trên dữ liệu từ chín phụ nữ mang thai, vì vậy tôi không nghĩ bạn có thể nói mọi thứ đều ổn. "Nếu đó là vợ tôi, tôi sẽ khuyến khích cô ấy đề phòng, rửa tay và cứ thế và cẩn thận gấp đôi." Trẻ em có bị virus Covid-19 không và triệu chứng thế nào? Có, trẻ có thể nhiễm virus corona. Có những trường hợp trẻ nhất mới được vài ngày tuổi. Có rất ít thông tin về các triệu chứng nhiễm Covid-19 ở trẻ em, nhưng chúng có vẻ nhẹ, sốt, sổ mũi và ho. Bạn có thể sẽ nghĩ trẻ em sẽ bị khá nặng. Đó là trường hợp bị cúm khi trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, có nguy cơ biến chứng cao hơn. "Mọi người có xu hướng bị bệnh nhiều hơn ở các thái cực của tuổi tác vì họ có khả năng phục hồi thấp hơn," tiến sĩ Pankhania nói. Đã có một số trường hợp có biến chứng nặng hơn và những người có vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch yếu hoặc hen suyễn nghiêm trọng, sẽ có nguy cơ cao hơn. Nhưng nhìn chung, virus có vẻ nhẹ hơn ở trẻ em. Vậy tức hệ miễn dịch của trẻ có thể kháng lại Covid-19? Có sự khác biệt quan trọng giữa hệ thống miễn dịch của trẻ và người lớn. Ở thời thơ ấu, hệ thống miễn dịch của chúng ta còn non nớt và có xu hướng phản ứng thái quá, đó là lý do tại sao sốt cao rất phổ biến. Một hệ thống miễn dịch đi vào trạng thái quá tải luôn là một điều tồi tệ bởi vì nó có thể làm hỏng phần còn lại của cơ thể và là một trong những lý do virus corona có thể gây tử vong. "Bạn nghĩ nó sẽ trở nên quá tải nhưng điều đó đã không xảy ra," tiến sĩ MacDermott nói. "Hẳn là có thứ gì trong virus khiến nó không dễ dàng kích thích hệ thống miễn dịch ở trẻ em, nhưng thứ đó là gì thì vẫn chưa rõ. "Chúng dường như không gây ra một phản ứng miễn dịch quá mức và một số trường hợp dường như còn không có triệu chứng." Có một số bệnh mà chúng ta tốt hơn nên bị khi còn nhỏ, như thủy đậu là một ví dụ bởi vì cách cơ thể phản ứng ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng nên nhớ là chúng ta có khá ít thông tin về trẻ em. "Mối quan tâm của tôi là chúng ta chưa có đủ trường hợp bị lây nhiễm ở trẻ em để thực sự biết tỷ lệ tử vong là gì, đặc biệt là ở trẻ dưới một tuổi và trẻ sơ sinh," bác sĩ MacDermott nói. Tại sao virus corona lại gây chết người? Triệu chứng nhiễm Covid-19 bắt đầu bằng sốt và ho, đây là những triệu chứng mà nhiều người trong chúng ta hay gặp phải vào mùa đông. Nhưng virus corona mới này có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức. Một trong những triệu chứng nghiêm trọng hơn là hội chứng suy hô hấp cấp tính do viêm lan rộng trong phổi. Viêm là cách cơ thể báo hiệu đã đến lúc chống lại nhiễm trùng và sửa chữa cơ thể. Ở mức độ đơn giản nhất là một vết cắt sẽ khiến ta cảm thấy đau, nhưng nó thực sự là cả một quá trình phức tạp trên khắp cơ thể. "Viêm là một cơ chế hoạt động đòi sự cân bằng tốt, nếu nó đi sai, bạn sẽ chết," Tiến sĩ Pankhania nói. "Virus gây ra tình trạng viêm đa cơ quan và các cơ quan bị viêm nặng và không thể tiếp tục hoạt động như bình thường." Nó khiến phổi không thể lấy đủ O2 và CO2 ra khỏi máu. Nó có thể ngăn thận làm sạch máu và làm hỏng niêm mạc ruột của bạn. Tiến sĩ Pankhania cho biết thêm: "Virus tạo ra một mức độ viêm khổng lồ đến mức bạn không chịu nổi ... nó trở thành suy đa tạng." Và nếu hệ thống miễn dịch không thể vượt qua được virus thì cuối cùng nó sẽ lan đến mọi ngóc ngách của cơ thể, và gây ra nhiều thiệt hại hơn cho các cơ quan bị viêm. Tại sao người lớn tuổi dễ tử vong? Đây là sự kết hợp của hai thứ - một hệ thống miễn dịch yếu hơn và một cơ thể có khả năng đối phó kém. Chúng ta đều biết hệ thống miễn dịch của chúng ta trở nên yếu hơn theo tuổi tác. "Chất lượng của các kháng thể bạn tạo ra khi bạn 70 tuổi kém hơn rất nhiều so với kháng thể của bạn khi 20 tuổi," giáo sư Hunter nói. Và có một số đề xuất cho rằng đàn ông lớn tuổi có thể dễ bị viêm mức độ cao, có thể trở nên chết người. Ngoài ra, những va chạm bệnh tật cả cuộc đời ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể và khiến cơ thể ít có khả năng sống sót khi bị nhiễm trùng. "Nếu bạn 95 tuổi và chức năng thận của bạn ở mức 60% so với trước đây và sau đó nó bị tấn công bởi một thứ gì khác thì thận có thể không còn có thể hoạt động ở mức cần thiết để duy trì sự sống," bác sĩ MacDermott nói. By James Gallagher Nhà báo mảng sức khỏe và khoa học Nguồn BBC tiếng Việt
2
1
29
NVHB
Mar 13, 2020
In Sức Khỏe và Đời Sống
Giống như những bệnh về đường hô hấp khác, chẳng hạn như bệnh cúm, vi-rút Corona ở người thường được lây phổ biến nhất là từ một người đã bị nhiễm và rồi lan sang những người khác với những triệu chứng điển hình là: • Các nhiễm giọt văng ra khi ho và hắt hơi • Tiếp cận với người, chẳng hạn như chăm sóc một người bị nhiễm • Chạm vào một vật thể hoặc bề mặt có chứa vi-rút, sau đó sờ vào miệng, mũi, hoặc mắt của mình trước khi rửa tay. Những triệu chứng của COVID-19 là gì? Một người sẽ mất trung bình năm ngày để bắt đầu có các triệu chứng nhiễm virus corona, các nhà khoa học cuối cùng đã xác nhận. Các triệu chứng bao gồm: • Sốt • Ho • Khó thở • Ốm nặng Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã phân tích các trường hợp nhiễm virus ở Trung Quốc và các nước khác để hiểu thêm về dịch bệnh này, và họ đã có một phát hiện: Hầu hết người nhiễm virus cho thấy triệu chứng sau năm ngày. Những người không có triệu chứng gì cho tới ngày thứ 12 thì thường sẽ không có triệu chứng gì sau đó, nhưng họ vẫn có thể mang virus gây bệnh. Các nhà nghiên cứu khuyên những người có khả năng nhiễm bệnh, dù họ có triệu chứng hay không thì hãy tự cách ly trong vòng 14 ngày để tránh làm lây nhiễm cho người khác. Nếu họ tuân thủ lời khuyên này, thì ước tính cứ 100 người cách ly trong hai tuần thì chỉ có một người trong số này có thể có triệu chứng sau khi hết cách ly, Annals of Internal Medicine cho hay. Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Giáo sư Justin Lessler, từ trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, nói rằng kết quả nghiên cứu này là đánh giá 'nhanh nhất' mà chúng ta có tới nay, dựa trên 181 ca nhiễm virus. Nhưng ông nói chúng ta còn nhiều điều cần tìm hiểu về virus này. Hiện chưa rõ bao nhiều người đã có tất cả các triệu chứng nói chung. Nghiên cứu trên không đánh giá điều này. Các chuyên gia tin rằng hầu hết những người nhiễm virus sẽ chỉ phát bệnh nhẹ. Một vài người sẽ không có triệu chứng, tức là mang virus nhưng không cho thấy triệu chứng. Nhưng bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong đối với một số người, đặc biệt là người lớn tuổi đã có sẵn các vấn đề về sức khỏe. Giáo sư Jonathan Ball, một chuyên gia về virus phân tử học tại Đại học Nottingham, nói rằng nghiên cứu này cho thấy đối với đại đa số các trường hợp nhiễm bệnh, thời gian ủ bệnh và cách ly sẽ kéo dài tới 14 ngày. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm là: Tránh tiếp xúc gần với người không khỏe Tránh cho tay lên mắt, mũi miệng khi chưa rửa tay Dùng khăn giấy che miệng khi ho và hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào sọt rác và rửa tay Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng Tổng hợp qua sưu tầm
1
0
9
NVHB
Mar 13, 2020
In Sức Khỏe và Đời Sống
Đại dịch COVID-19, còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (viết tắt: NCP, do Trung Quốc gọi) hay dịch virus Vũ Hán, là một đại dịch truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng đến Trung Quốc đại lục, cùng với nhiều trường hợp ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, khi một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân, đã tiếp xúc chủ yếu với những người buôn bán làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bán động vật sống và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên – điều này vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã phân lập được một loại coronavirus mới, được WHO lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây. Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỉ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày, đã có bằng chứng rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và trong vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng. Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Có những mối lo ngại về việc dịch sẽ lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, Trung Quốc cô lập thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng đến và đi đều bị tạm ngưng. Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận cũng bị cô lập bao gồm Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang. Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2. Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Tính đến ngày 12 tháng 3 năm 2020, số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu đã vượt mốc 136.000 trên 125 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 4.900 ca tử vong, 69.000 đã phục hồi Theo Wikipedia
0
0
6
NVHB
Feb 02, 2020
In Văn Học Miền Nam 54-75
Cái chết của một ngôn ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn cũ Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v… Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Người dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v…dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam. Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ “quản lý” là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: “Anh xin quản lý đời em”. Hoặc từ “chế độ” cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như “chế độ dân chủ”. Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như “chế độ xem”, “chế độ bao cấp”. Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản – giản đơn; bảo đảm – đảm bảo; dãi dầu – dầu dãi; vùi dập – dập vùi. v.v… Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là “tiếng Việt toàn dân”. Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục. Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như: sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v… Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít. Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa. Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng. Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là “chữ của VC” và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ “cộng sản” nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó. Trong cuốn DVD chủ đề 30 năm viễn xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. “Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt” (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006) Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: “Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết.” Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!! Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do: Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản. Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau: - Trong nước: Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: “Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu”. (http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/09/3B9EDF89/) - Ngoài nước: Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện. (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=48362&z=75) Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng… Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch. Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này. Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ! Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu. Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là “cái chết của một ngôn ngữ”. Đau lòng lắm thay! Trịnh Thanh Thủy
3
0
126
NVHB
Jan 02, 2020
In Cảm xúc trong cuộc sống
- Một hành động bất cẩn có thể gây bất hòa, một cư xử ác ý có thể làm hỏng cả cuộc đời ai đó. Thế nhưng, một cử chỉ yêu thương, dù rất nhỏ cũng đủ đem lại hạnh phúc đến cả người cho và người nhận. Có câu rằng: Cuộc đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy, khi chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau Cậu bé đi tìm ân nhân Cậu bé Souma (17 tuổi) bị mất ví tiền ngay trước khi mua vé máy bay để về quê tham dự tang lễ của người bác. Trong ví có 60 nghìn yên là số tiền cậu dự định để để mua vé máy bay. Cậu vô cùng hoảng loạn vì đó là số tiền rất lớn với một học sinh, lại lo lắng không thể tới kịp đám tang. Một người đàn ông không quen biết thấy Souma ôm đầu buồn bã ngồi ở nhà ga đã đến hỏi thăm. Sau khi nghe cậu bé kể lại câu chuyện, ông đã đưa cho cậu 60 nghìn yên không chút chần chừ. Nhờ sự giúp đỡ của người đàn ông này mà cậu bé tội nghiệp đã kịp mua vé máy bay trở về quê. Khi mọi chuyện đã thu xếp ổn thoả, Souma mới nhớ ra là khi nhận tiền của người đàn ông, vì quá vội vã nên cậu chỉ kịp nói tiếng cảm ơn rồi ‪chạy‬ đi mua vé máy bay ngay. Cậu thậm chí còn chưa kịp hỏi tên và cách liên lạc của người đàn ông đã giúp đỡ mình. Không còn cách nào khác, Souma đã nhờ trường học liên lạc với báo chí địa phương để tìm ân nhân. Cậu bé muốn trả lại số tiền mình đã vay và nói lời cảm ơn thêm một lần nữa. Chỉ trong thời gian ngắn, cậu bé đã tìm được danh tính của người đàn ông tốt bụng. Ông là bác sĩ Kanoya Hiroshi (68 tuổi), là trưởng khoa đột quỵ-thần kinh tại bệnh viện Imusu Miyoshi tỉnh Saitama. Một người đồng nghiệp của ông sau khi đọc bài báo trên đã kể cho ông. Ông Kanoya Hiroshi xúc động nói rằng: – Thấy cháu ấy tìm tôi để cảm ơn, tôi cảm động đến phát khóc. Thật may mắn vì tôi đã tin tưởng cháu ấy. Cậu bé Souma cũng vui mừng nói: – Cháu vui quá, vui tới mức ngay lập tức muốn liên lạc cho ông. Giờ trong lòng cháu ngập tràn xúc động, nhớ lại lúc được ông giúp đỡ… Mấy ngày trước, bác sĩ Kanoya Hiroshi kể cho một người quen nghe câu chuyện mình cho một cậu bé 60 nghìn yên, khi không hề biết bất cứ điều gì về cậu. Khi ấy người ta đã đã cười nói và nói với ông rằng “Ông bị lừa rồi đấy”. Nhưng cuối cùng vị bác sĩ tốt bụng đã chứng minh được: Ông đã tin tưởng và trao sự giúp đỡ cho đúng người. Nguồn Lm. Tinh Mai
3
0
15
NVHB
Oct 17, 2019
In Cảm xúc trong cuộc sống
Việc hôm nay dù to cỡ mấy, sang ngày mai thì đã nhỏ lại rồi, việc năm nay dù to cỡ mấy, qua năm sau cũng đã thành dĩ vãng. Và việc đời này, dù to cỡ mấy, sang đời sau nó đã là huyền thoại… Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa. Giữa tình với tình, có thể nồng, cũng có thể đạm. Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể giản đơn. Vậy nên… Làm người thì không nên yêu cầu người khác đều phải đối tốt với mình, không nên cầu tất cả mọi người không được so đo với mình. Thế gian muôn sắc muôn hình, nhân sinh muôn vẻ, muôn tình đối nhau. Vậy nên làm người bị kẻ chê, người trách cũng là điều không tránh khỏi. Học được cách không nặng lòng với những điều đó, khống chế tốt bản thân chính là người sáng suốt. Cũng như … Làm tốt việc cần làm, đi vững con đường cần đi, luôn bảo trì tâm thiện lương, sống chân thành, khoan dung đối đãi người khác. Đối xử nghiêm khắc với bản thân, đối xử tùy duyên với vạn vật, ắt đời tự tại, thời thời khắc khắc có được sự an vui. Người không duyên với mình, nói nhiều vô ích, còn người hữu duyên, đôi khi chỉ cần sự tồn tại của họ cũng đủ khiến lòng ta thêm ấm. Một tình bạn hay một mối lương duyên đẹp: Đó không phải là sự truy đuổi mà là sự thu hút lẫn nhau, cũng không phải là sự dây dưa mà là sự tùy duyên mà sống. Và đó cũng không phải trò chơi mà là sự trân trọng giữa hai người. Đường đi qua thì chân ắt nhớ, người yêu qua thì khắc nhớ trong tâm. Cũng như đường không thông thì chọn cách đi vòng, tâm không vui chọn cách nhẹ buông, tình dần xa thì lựa cách tùy duyên. Nhân sinh thì như mộng, có những việc chỉ cần gắng chút là qua, có những người giận chút rồi quên. Và có những cái khổ, nhẹ cười ắt sẽ bước qua, có những trái tim, sau tổn thương ắt sẽ kiên cường dũng mãnh. Bởi… Việc hôm nay dù to cỡ mấy, sang ngày mai thì đã nhỏ lại rồi, việc năm nay dù to cỡ mấy, qua năm sau cũng đã thành dĩ vãng. Và việc đời này, dù to cỡ mấy, sang đời sau nó đã là huyền thoại. Chúng ta dù có nhiều cỡ mấy thì cũng chỉ là câu chuyện của một người. Vậy nên khi đang sống ở đời, khi đang làm mọi việc, gặp vạn sự, ứng tùy duyên. Nói với bản thân, việc hôm nay, ngày mai sẽ qua, một ngày mới, bỏ sang mọi chuyện cũ. Chúng ta sống ở đời đôi khi nhìn thì tự do nhưng có những lúc thân bất do kỉ. Bởi có những việc, không phải ta không đặt tâm, mà là đặt tâm rồi cũng chẳng biết phải làm sao. Đời người thì không có hai chữ “nếu như” mà chỉ có nhân và có quả, gieo nhân nào thì gặt quả đó mà thôi. Gieo thiện duyên thì gặt điều nhân nghĩa, gieo điều ác thì gặt ác hại thân. Vận mệnh của mình, chỉ có mình nắm giữ, người khác có muốn cũng không được. Theo cmoney.tw  Minh Vũ biên dịch
1
0
46
NVHB
Oct 17, 2019
In Cảm xúc trong cuộc sống
Con người sống trên đời, ai cũng muốn giàu có, xinh đẹp và trường thọ. Cho nên lúc còn trẻ, người không đẹp thì đi phẫu thuật; người không giàu thì kiếm đủ nghề “bất tịnh chi tài” (đồng tiền bất chính hoặc đồng tiền nhờ làm những nghề không phải chánh nghiệp) làm sao cho mau chóng có tiền, người không khoẻ thì dùng cao lương mỹ vị để tẩm bổ….. Nhưng đến lúc già có ai chống chọi lại được da dẻ nhăn nheo, bệnh tật và phải uống thuốc? Bạn có nghĩ chết là hết không? Những hiện tượng ma quỷ trên đời thì chúng ta phải  giải thích sao đây? Học Phật pháp rồi mới biết cũng là do con người không tin nhân quả, luân hồi nên thường tạo ra rất nhiều ác nghiệp mà do vậy sau khi chết rồi không được siêu thoát nên phải xuống địa ngục hay làm ngạ quỷ (quỷ đói)… Chúng ta đều là người học Phật thì đừng nên sợ chết, chỉ sợ bỏ cái thân tứ đại này rồi có được siêu thoát lên được các cõi trời hay không thôi. Chúng ta cho dù có sợ  thì ai ai cũng phải chết thôi. Chết chẳng qua là thay đổi thân xác, chuyển chỗ ở mà tương ứng với những nghiệp thiện, nghiệp ác mà mình đã gieo trồng lúc còn sống. “Đừng đợi đến già mới tu học, mồ hoang còn lắm kẻ đầu xanh”. Bạn đừng nghĩ rằng mình còn trẻ, cho rằng thời gian còn dài nên chưa chịu tu. Thời này toàn chết trẻ, điển hình là trẻ con chưa được chào đời mà đã bị cha mẹ tước mất quyền sống (làm người) khi còn trong bào thai. Không phải chỉ có một kiếp sống này để mình tha hồ hưởng lạc, sự thật là mình đã trôi nổi trong vòng sanh tử, luân chuyển sáu nẻo luân hồi vô lượng kiếp rồi đó bạn. Thử hỏi chuyện của 20, 30 năm trước, gần cũng vài tuần chúng ta còn nhớ không, huống gì là chuyện của ngàn vạn kiếp trước? Đời có câu “Ở hiền sẽ gặp lành” Khổng Tử, Mạnh Tử cũng dạy chúng ta lấy thiện phá ác, nhưng cùng lắm là chỉ dạy cho chúng ta cách làm một bậc Đại Trượng Phu. Sau khi mất thân này, ta vẫn phải lăn lộn trong vòng sanh tử luân hồi thôi. Suy cho cùng, chúng ta cầu danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần của thế gian này để làm gì nhỉ? Để được tiếng khen của người thôi ư? Cũng vì nó nên chúng ta mới bị trói buộc với cái thế giới Ta Bà này, đau khổ biết bao. Vì con người khi khởi niệm mong cầu đã là khổ. Cầu không được cũng khổ (cầu bất đắc khổ), cầu được rồi cũng khổ. Vì cầu được rồi lại sinh tâm lo lắng sợ mất đi nên phải cố giữ lấy. Đúng là “ái bất trọng, bất sanh Ta Bà”. Việc quan trọng nhất của đời này là phải buông xả cho được để liễu thoát sanh tử, vì “Thân người khó được, phật pháp khó nghe, có duyên lắm mới gặp được thiện tri thức để rồi ta lắng nghe được pháp tu hành cũng đã là khó rồi”. Một đời công phu tu hành của mình chưa chắc đã sinh lại làm người nếu tâm vẫn còn tham, sân, si … Sưu tầm
3
0
15
NVHB
Aug 28, 2019
In Lịch Sử Việt Nam
Đời sống vật chất của ông cha chúng ta trong thời cổ xưa dĩ nhiên là khó khăn, chật vật hết sức. Sử sách tới nay chưa có sự kê cứu rõ rệt về vấn đề này vì đây là một vấn đề thuộc về thuở tiền sử và khuyết sử. Ta có thể căn cứ vào câu "Ăn lông ở lỗ" để hình dung đại khái đời sống của người thượng cổ khi còn man dã. Dân tộc nào trên thế giới buổi nguyên thủy đều cũng vậy. Họ đã sống như bầy thú, trú ngụ trong các hang hốc. Họ lấy lá che thân, làm lều, túp trên các cành cây. Ăn thì ăn sống, nuốt thì nuốt tươi khi chưa biết dùng lửa. Hằng ngày rủ nhau săn bắn hoặc chài lưới, để tìm ra thực phẩm. Cuộc sống luôn luôn phải di chuyển vì chưa tìm ra được nhiều khả năng kinh tế (khi chưa có nghề giồng cây, giồng lúa, chế tạo các dụng cụ) và chống với Thiên Nhiên tàn bạo. Tâm hồn lúc nào cũng bị hoảng hốt vì mọi vật (động vật hay cả bất động vật) đều có thể là thù nghịch của họ. Họ cảm thấy mình là những sinh vật nhỏ mọn, yếu đuối vật vờ giữa cái vũ trụ mênh mông, bát ngát đầy huyền bí. Dòng thác đổ, cành cây rơi, cơn lốc thổi, tảng đá lăn, cơn sóng gầm, tiếng thú thét, hết thảy đều là những thứ ngày đêm khủng bố, ám ảnh họ. Họ cho đấy là sự hờn giận của các hung thần. Không có ý niệm về các hiện tượng trong trời đất và vạn vật, vả lại không có cách gì đối phó, thảng hoặc có đối phó thì cũng vẫn e sợ nên họ phải tôn thờ mọi vật, bởi trong đầu óc người cổ xưa, mọi vật đều có linh hồn và linh cảm, có thể sinh họa hay tác phúc. Vì vậy tục bái vật và thuyết đa thần đã chi phối họ rất mạnh mẽ. Với thuyết đa thần người ta tin có Thần Sấm Sét (thần thiên lôi), Thần Mưa, Thần Gió, Thần Sông, Thần Đất, Thần Nước, Thần Núi v.v... có lẽ bởi các vị thần này có thể có ảnh hưởng đến đời sống của họ. Với tục bái vật, người ta thờ cây đa, cây đề, ông bình vôi, hổ, rắn, cho rằng các thứ đó đều có quan hệ mật thiết đến đời sống của mình, cai quản mình trực tiếp hay gián tiếp. Những phong tục và dị đoan đó đến ngày nay cũng hãy còn lác đác ở các thôn quê Việt Nam, cũng như ở nhiều bộ lạc da đen (châu Phi, châu Mỹ hay châu Á). Thời gian trôi qua, người cổ của chúng ta mỗi ngày một tiến rồi một ngày kia biết lặn lội trong những khoảng ruộng bùn lầy, tưới những giọt mồ hôi xuống đất cứng để sinh sống. Bấy giờ chưa có gia súc, chưa có dụng cụ tinh xảo, họ trần lực lấy sức tay chân tranh đấu với Thiên nhiên. Họ đẽo đá làm thành những lưỡi cuốc nhọn để sới đất khô và đập cho nhỏ chờ lúc nước sông tràn vào ruộng, ruộng sẽ có bùn ngầu cho họ gieo giống. Họ biết tháo nước ra vào để khỏi nạn úng thủy hay thiếu nước. Gần bể về mùa hanh, họ biết dùng mực nước thủy triều lên xuống ở các ngành sông để lấy nước vào ruộng. Nhờ vậy ngay thời bấy giờ tại Trung châu Bắc Việt đẵ có nơi làm ruộng được cả hai mùa. Sau này sum họp với người Tàu họ biết dùng lưỡi cày sắt và trâu bò. Vào thời cổ miền Trung châu Bắc Việt đâu có ruộng lớn như ngày nay. Đầm lầy, gò đống còn rải rác khắp nơi vì chưa khai thác, nhiều đồ nông nghiệp còn manh nha. Ngoài bờ biển và các cửa sông lau sậy cùng cây sú mọc đầy, rừng cây um tùm ở các đồi núi. Người cổ ở thưa thớt tại các thung lũng và các miền ruộng hợp thành từng làng, từng xóm. Năm bẩy chục nóc nhà tranh, vách đất quây tụ im lìm sau những lũy tre cao ngất. Ngoài làng là những cánh đồng, không có đồn trại, thành thị, phố phường gì hết. Sông Nhị Hà bấy giờ là mạch máu chính nếu ta ví vùng Trung châu là cái thân. Con sông nầy đã bồi đắp nên mảnh đồng bằng hằng năm, bằng những lớp phù sa trở qua các thác ghềnh từ miền núi Vân Nam đem về nuôi nấng trang điểm đứa con nuông. Sóng bể Đông hãy còn rào rạt ở ngoài đồng bãi thuộc tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An bây giờ. Hai chục thế kỷ qua, chỗ đất liền tiến rộng ra miền nước mặn được hàng trăm cây số mở rộng Trung châu thêm được mấy tỉnh. (Đại để hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn cách đây trên dưới 100 năm còn là vùng biển rồi bỗng hiện lên nhiều làng mạc sầm uất như do một phép lạ). Đây là lời Lưu An về đời Hán đã am hiểu tình trạng dân tộc chúng ta khi nền đô hộ của Bắc phương đã thành hình trên đất Giao chỉ. Ngay thuở đó, về chính trị dân ta đã lập thành nước (do họ Hồng Bàng) theo thể chế phong kiến. Trong mỗi nóc nhà đã có chế độ gia tộc, gia trưởng. Ngoài làng mạc có chế độ tù trưởng, lạc hầu, lạc tướng v.v... Sau này nhờ cuộc xúc tiếp với văn hóa Bắc phương, kỹ thuật canh tác được cải thiện, sức người được sức trâu bò hỗ trợ, nông nghiệp trở nên phát đạt. Nhân khẩu bắt đầu tăng gia, trí não mỗi ngày thêm cứng rắn trước Thiên Nhiên và vạn vật, đời sống hoạt động và dồi dào trông thấy. Những ngày mùa đông tháng giá qua, xuân về đầm ấm, cây cỏ xanh tươi lại dưới ánh mặt trời, tinh thần của con người như bị kích thích do cái vui, cái tươi, cái linh động của vạn vật. Người có cảm tưởng trong khoảng thời gian này vị chúa tể thế gian đến với họ, gần gũi để thi ân, thi đức. Họ cũng vui theo cái vui của vạn vật. Họ khởi các công việc đồng áng nhưng ung dung thong thả rồi mở hội hè đình đám để làm vui từ già đến trẻ. Trai gái hợp nhau xúng xính áo quần trên những ngọn đồi rộng hay bên các lũy tre xanh, hoặc giữa nơi đình trung điếm sở, hoặc rún rẩy trên các cây đu, hoặc tung còn, đánh phết, hoặc cất lên nhũng câu hát đúm để ca ngợi cái tuổi trẻ đầy hứa hẹn mơ mộng, hoặc hy vọng những chuyện lứa đôi đằm thắm, hoặc mừng buổi thanh bình, thịnh trị. Đây là những điệu ca, những bài thơ mô tả cái đời sống mộc mạc, thuần phác hoàn toàn có tính cách bình dân giữa những buổi sáng huy hoàng của ngày xuân hay giữa những đêm trăng trong, bên cạnh ngọn cỏ lá cây qua những đôi mắt thắm của các cô thôn nữ luôn luôn mỉm cười để hé hàm răng đen nhức. Rồi sau tiết Xuân có những cuộc vui công cộng, trai gái trưởng thành quen biết nhau, yêu nhau đính ước việc gia thất. Người con trai đem trầu cau đến xin bố mẹ người con gái rồi mới được cưới. Đám cưới là một dịp làng xóm, hương thôn vui chơi ăn uống, nhai trầu nói chuyện. Trầu cau là một món cần trong sự xã giao vậy. Về trầu cau có một chuyện cổ tích rất là cảm động lâm ly: Vào thời thượng cổ hai anh em nhà họ Cao thương yêu một người con gái; Người anh lấy được cô gái đó khiến người em đau đớn tuyệt vọng bỏ ra đi. Rồi người anh đi tìm em, vợ đi tìm chồng, rút cục ba người vì thương nhau trong cái nghĩa anh em chồng vợ quá thiết tha mà chết cả. kẻ hóa ra hòn đá vôi, kẻ hóa ra cây cau, kẻ thành cây trầu quấn quít lấy nhau. Người ta đem nhai quả cau và lá trầu cùng vôi (của hòn đá) thì thấy thành một chất đỏ tươi, vị đậm đà, phải chăng là cả mối tình thương yêu chân thật, nồng thắm? Trai gái lấy nhau, bè bạn kết giao đều lấy miếng trầu gây tình thân mật, thật là có ý nghĩa vô cùng. Về việc hôn nhân của người Việt chúng ta xưa kia thì lập gia đình chẳng phải là để cùng mưu cuộc sống mà thôi. Hôn nhân còn có ý nghĩa vì người chết hay người sẽ chết nữa. Lấy nhau, người Việt có lẽ nghĩ trước hết đến vấn đề sinh con đẻ cái để có người lo việc khói hương cho tổ tiên và cả cho mình sau này nữa. Không người kế tự, đó là một sự đau đớn, nhục nhã hết sức cho người Việt, và đấy cũng là môt căn nguyên của chủ nghĩa đa thê ngoài ảnh hưởng của chế độ phong kiến. Người Việt tin rằng người chết nhưng linh hồn còn phảng phất ở chốn nhân gian do sự luyến tiếc con cháu, thì con cháu lo việc thờ cúng để tỏ lòng thương nhớ và cung kính người quá cố. Một lẽ nữa là sự mong mỏi người chết phù hộ cho kẻ sống, mối tin tưởng ở hầu khắp các tầng lớp dân tộc chúng ta từ xưa đến nay. Người chết, vào thời thượng cổ, xác còn phải quàn ở trong nhà. Người nhà đục gỗ làm áo quan, hàng ngày dâng cơm nước thờ phụng như khi còn sống (phong tục này các đồng bào thiểu số nhất là dân Mường, Thổ vẫn còn giữ đến bây giờ). Lúc đem chôn cũng phải chôn theo đồ ăn, thức đựng cho linh hồn khỏi phải thiếu thốn (tục đốt vàng mã đã do quan niệm này, bây giờ gần mất hẳn). Trước khi Khổng Giáo tràn qua và có ảnh hưởng nhiều vào văn hóa của chúng ta, chúng ta còn tập tục này nữa: nếu trong một nhà người anh chết đi thì người em út phải lấy chị dâu để cáng đáng mọi việc thay anh và trông nom các cháu. Các nhà chép sử cho rằng tục này phát sinh vì lý do kinh tế, tức là không muốn người đàn bà trẻ tái giá đem của cải và con cái của bên chồng đi. Phong tục này còn đến cuối đời Hán vẫn còn và có lẽ đã bị bãi bỏ trong thời Nhậm Diên, Sĩ Nhiếp và Tích Quang là những người có nhiệm vụ du nhập văn hóa Trung Quốc vào đất này và thủ tiêu những tập tục của dân bản thổ. Buổi nguyên thủy người Việt sống theo chế độ bộ lạc tức là sống trong tình trạng dã man. Đời sống lại không có phong tục và đạo đức như trên đây đã nói rõ, và sự xúc tiếp giữa các bộ lạc đã xây dựng trên sức mạnh tàn bạo. Các bộ lạc yếu phải tòng phục các bộ lạc mạnh, do đó chế độ phong kiến ra đời cho tới sau này họ Hồng Bàng, một bộ lạc mạnh nhất xuất đầu lộ diện ngự trị tất cả các bộ lạc khác (xin coi dưới đây cội rễ của họ Hồng Bàng). Về y phục, người thượng cổ khi chưa biết dệt vải, may áo đã sống trần truồng, rét mướt thì lấy lá hay vỏ cây che thân. Sau này có nghề dệt mới biết đóng khố, quấn khăn, mặc quần áo. Người bình dân khi xưa lúc ở nhà chỉ đóng cái khố và mặc cái áo ngắn. Đàn bà mặc thêm cái váy. Có lẽ từ giai đoạn người Việt biết đóng khố, biết làm nhà cửa, biết dùng đồ kim khí là khi đã có tiếp xúc với các dị tộc, nhất là người Hán văn minh hơn họ. Tuy vậy y phục của họ rất là đơn giản do xứ ta thuộc vùng nhiệt đới, nóng nhiều rét ít. Ngày nay người ta tìm thấy trên mặt các trống đồng, các tảng đá hình người ở trên, đóng khố, đầu đội mũ bằng lông chim. Có thể đây là những di tích về hình ảnh người Việt Nam cổ. Còn khi người Trung Hoa sang chinh phục chúng ta, bấy giờ sự ăn vận mới bắt đầu tề chỉnh và đồng thời nông nghiệp của ta trở nên thịnh đạt. Ta biết búi tóc hay quấn khăn, mặc áo khép về tay phải hay mở ở giữa. Y phục của người Mường, Thổ ngày nay có lẽ là y phục của ông cha chúng ta thuở xưa. Phần đông hạng bình dân cắt tóc ngắn để tiện làm lụng, chỉ có đàn bà và các nhà quý phái mới để tóc dài cũng do ý muốn làm dáng và để phân biệt giai cấp. Họ bện tóc quấn quanh đầu hay búi thành một búi tóc to ở sau gáy, ngoài bịt một chiếc khăn màu nhỏ để giữ cho chặt. Họ không biết đi giày, guốc. Giày, nón là sau khi có người Tàu đem sang, ta mới có. Tính thích trang điểm, họ đeo đầy cổ và chân tay những vòng bằng đồng, xương hổ phách hay đồi mồi. Đối với khách lạ, dân Việt rất tử tế ân cần. Họ ưa mời ăn uống, coi khách như người trong nhà. Lệ tiếp khách bao giờ cũng có cơi trầu, chén nước, đôi bên vừa nói chuyện vừa ăn trầu. Cũng vì tính hay ăn trầu nên họ có tục nhuộm răng. Điều này có lợi là răng được bền chặt thêm và nếu giữ gìn răng cứ đen nhánh mãi. Bàn về phong tục của dân ta, chúng tôi phải nghĩ tới bài khảo luận về văn hóa Đông Dương (Les civilisations de l'Indochine) của ông G. Coedès. Nhà khảo cổ này đã nhận thấy ở dân tộc chúng ta không phải chỉ có những phong tục thuần túy "Trung Quốc" mà từ vua chúa đến dân thứ của ta hầu hết đều theo cả; ở nơi chúng ta còn có những phong tục trong gia đình, ngoài làng mạc như những việc thờ thần ở đình, miếu khác hẳn Trung Quốc. Những phong tục này có trước khi người Tàu qua đây, và tồn tại đến ngày nay mặc dầu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trên mảnh đất này khá mạnh. Ông Coedes ngờ rằng trước khi văn học Trung Quốc du nhập vào đây (đầu thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa) người Việt Nam chúng ta đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Nam Á (Austro Asiatique) nên mới có những phong tục riêng biệt này. (Đáng chú ý có nhiều phong tục của Tàu trên đất Việt mà chính người Tàu cận lai không còn giữ nữa). Nhận xét này được nhiều học giả hiện đại cho là đúng vì văn hóa Ấn Độ đã đặt dấu vết và ảnh hưởng ở miền Nam Á (nói chung) và miền Nam Đông Dương (nói riêng) trước khi người Trung Quốc có mặt ở Bắc Việt ít nhất trên một thế kỷ, tức là vào khoảng thế kỷ thứ nhất theo Thiên chúa kỷ nguyên. Ngoài ra người Giao Chỉ đến Bắc Việt lại không phải là những người đầu tiên. Ông cha chúng ta đi dần xuống đây xua đuổi người thổ trước là giống Anh-đô-nê-giêng, hợp chủng với những phần tử còn lại nên đã có những phong tục khác Tàu đến nay đã thành những đặc điểm của chúng ta. Tóm lại, có thể rằng chúng ta đã có thâu nhập một mớ phong tục thuộc văn hóa Nam Á nữa. Rồi văn hóa Trung Quốc hợp với một phần văn hóa Nam Á đã tạo nên nhiều cá tính quốc gia của người Việt Nam chúng ta ngày nay. Viện Việt-Học Việt Sử Toàn Thư
2
0
22
NVHB
Aug 28, 2019
In Cảm xúc trong cuộc sống
Đúng 7h sáng, phụ huynh của các học sinh trong lớp đều đã có mặt, ký tên điểm danh rồi tìm đến chỗ của con mình và lần lượt ngồi xuống. Tất cả đều mặc quần áo chỉn chu và lịch sự, nhưng mỗi người lại có một thái độ khác nhau. Có người khiêm nhường, có người khinh khỉnh, có người cẩn thận và cũng có cả những người xuề xòa, thân thiện. Thậm chí có cả những người ăn mặc gợi cảm và trang điểm đậm khiến ai cũng phải chú ý. Buổi họp sẽ bắt đầu lúc 7h30′, nên trong khoảng thời gian trước đó, giáo viên chủ nhiệm vừa trả lời 1 vài câu hỏi bên lề của phụ huynh vừa thỉnh thoảng kiểm tra đồng hồ. Đến đúng giờ, giáo viên ra hiệu cho các phụ huynh im lặng, nhẹ nhàng đóng cửa lại và bắt đầu cuộc họp. Thế nhưng, khi cô hắng giọng và chuẩn bị nói thì cửa lớp đột ngột được mở ra. Đứng cạnh cửa là một người đàn ông trung niên, cả gương mặt lẫn quần áo đều lấm lem bùn đất. Anh nở nụ cười và nói xin lỗi cô giáo. Giọng anh không lớn nhưng sự xuất hiện bất ngờ cùng với vẻ ngoài của anh đủ để thu hút sự chú ý của toàn bộ các vị phụ huynh đang có mặt tại đó. Anh mặc một bộ quần áo bảo hộ lao động màu xanh lam dính nhiều đốm sơn, quần phủ kín bụi đất và ống thấp ống cao, còn đôi ủng lại dính đầy xi măng. Nhìn qua cũng có thể đoán được anh vừa từ công trường đến đây. – Xin hỏi, anh là…? – Tôi là bố của cháu Vương Chí Hào. – Ồ… – Cô giáo thốt lên ngạc nhiên. – Xin lỗi cô giáo, tôi có thể ngồi ở đâu? Cả phòng học gần như đã kín chỗ nên người công nhân không tìm được chỗ của con mình. Thấy vậy, một tràng cười rộ lên từ những vị phụ huynh khác. “Chính là chỗ trống bên phải anh đấy ạ. Và phiền anh kí tên vào đây, có bút sẵn rồi ạ!” – Cô giáo nói với bố của Chí Hào. Thế nhưng, người công nhân đó cứ cầm tờ danh sách xoay ngang xoay dọc mà không biết ký thế nào. Tưởng anh không tìm thấy tên con trai nên giáo viên liền chỉ vào đúng chỗ và bảo: – Đây. Anh ký vào đây. – Tôi… Cô giáo… Tôi… Tôi không biết chữ. – Bố của Chí Hào vừa cúi đầu rất thấp vừa ấp úng. Ngay lập tức, phòng học lại rộ lên 1 tràng cười nữa. – Ồ. Không sao, không sao đâu. Tôi sẽ ký thay anh. Bây giờ anh có thể về chỗ ngồi được rồi. Nói xong, giáo viên chủ nhiệm quay lại và bắt đầu cuộc họp: “Thưa các anh chị. Cuộc họp phụ huynh hôm nay là lần họp cuối cùng của học kỳ này. Cảm ơn các anh chị đã hết lòng hỗ trợ chúng tôi trong suốt thời gian vừa qua.  Thời gian có hạn mà câu chuyện rất dài nên tôi xin phép được nói ngắn gọn. Tôi biết rằng bố mẹ nào cũng sẽ quan tâm đến kết quả học tập của con cái mình và mong con thành tài là tâm nguyện to lớn nhất của mỗi người. Vì vậy mà cuộc họp hôm nay tôi muốn mời các bậc phụ huynh có con đạt thành tích cao nhất lớp chia sẻ 1 chút về phương pháp và kinh nghiệm của mình trong việc dạy dỗ con cái.” Đương nhiên sự khác biệt này đã khiến cả phòng học xôn xao. Cô giáo vẫy tay ra hiệu cho mọi người im lặng và bắt đầu: – Xin mời phụ huynh của em Hứa Hạo Kiệt lên bục giảng. Ngoài bố của Hạo Kiệt thì còn 2 phụ huynh nữa lên phát biểu về kinh nghiệm của họ. Nhưng nhìn chung đều không có gì mới mẻ, tất cả đều là quản lý con nghiêm khắc thế nào, cho con làm thêm nhiều bài tập về nhà ra sao và có người còn cho biết mình mời thêm cả gia sư nữa. Và đến khi cô giáo mời bố của Vương Chí Hào lên chia sẻ thì cả phòng học đang ồn ào bỗng chốc im bặt vì bất ngờ. Làm sao một người công nhân mù chữ lại có thể dạy con trai học giỏi như vậy được? Được mời lên phát biểu, bố của Chí Hào đứng dậy và đi ra khỏi chỗ với một vẻ ngượng ngùng khó che giấu. Thậm chí khi ra khỏi bàn, anh còn vô tình vấp phải băng ghế và gây ra âm thanh rất lớn. Anh liên tục xin lỗi và mau chóng kê lại ghế rồi mới từ tốn bước lên bục giảng. Đến lúc đó anh vẫn cười gượng và không dám nhìn thẳng vào tất cả những phụ huynh đang chăm chú quan sát mình. “Vương Chí Hào là học sinh có thành tích tốt nhất lớp. Đặc biệt, điểm tổng kết môn Toán của em ấy luôn đứng đầu lớp. Em ấy còn rất chăm chỉ, không bao giờ đi học muộn và luôn luôn vui vẻ với các bạn cùng lớp. Bây giờ xin mời các anh chị lắng nghe bố em ấy chia sẻ kinh nghiệm dạy con của mình” – Cô giáo giới thiệu. “Kinh nghiệm… Có lẽ tôi không thể nói vì tôi không có kinh nghiệm gì cả. Nhưng tôi thích nhìn con trai làm bài tập. Mỗi ngày đi làm về, dù mệt mỏi đến đâu, tôi vẫn ngồi cạnh con trai và xem con làm bài tập“, bố của Chí Hào nói đến đây thì dừng lại và liếc nhìn cô giáo. Cô liền mỉm cười khích lệ và ra hiệu cho anh nói tiếp. “Có hôm, con trai tôi hỏi bố: “Bố, bố ngồi cạnh con mỗi ngày để xem con làm bài tập như thế thì bố có hiểu không?”. Tôi nói: “Bố không hiểu”. Nhưng con trai tôi lại hỏi: “Nếu bố không hiểu thì làm sao bố biết con có làm được bài hay không?” Tôi nói: “Nếu con làm bài rất nhanh, chỉ cần cầm bút lên và viết thì bố biết rằng con có thể giải được bài và giải đúng. Còn nếu con bật quạt hay uống nước thì bố biết rằng con đang gặp phải bài khó.” Lúc này, phòng học im lặng đến nỗi nếu có cây kim rơi xuống sàn thì người ta vẫn có thể nghe rõ mồn một. Phụ huynh các lớp khác cũng đã lần lượt ra về nên có những người hiếu kì dừng lại cạnh cửa sổ để nghe câu chuyện của bố Chí Hào. “Tôi là một công nhân xây dựng. Công việc hàng ngày rất bận rộn nên dường như tôi không có thời gian dạy con. Nhưng tôi thường nói chuyện với con. Mỗi khi con rảnh rỗi và xem tôi xếp đá hay trộn xi măng, tôi đều nói chuyện với con. Tôi hỏi: “Con trai, con có muốn ra nước ngoài học giống như lãnh đạo tỉnh mình không?”. Chí Hảo nói: “Con muốn”. Thế là tôi nói luôn: “Nếu vậy thì con chịu khó học tập nhé!” và con tôi gật đầu đồng ý. Có lần tôi nhìn lên tòa nhà cao tầng mà tôi đã góp công xây nên và hỏi con: “Con trai, con có muốn ở trong một ngôi nhà rộng rãi và đẹp đẽ không?”. Con trai gật đầu nên tôi nói tiếp: “Vậy thì con phải cố gắng học tập chăm chỉ nhé!” Thấy trên đường có một chiếc xe hơi dài, đẹp và đen bóng chạy vụt qua, tôi hỏi: “Con trai, con có muốn lái một chiếc xe như vậy không?” Chí Hào nói rằng: “Muốn ạ!” và tôi lại nói: “Vậy thì con nên học tập chăm chỉ.” Tôi chưa từng được đi học cũng không biết chữ nên không có nhiều đạo lý cao siêu để dạy con. Vì vậy mà tôi chỉ có thể thấy gì thì nói đó với con trong lúc tôi làm việc mà thôi. Mỗi lần nhìn con trai gật đầu lia lịa là tôi lại cảm thấy hạnh phúc. Và những lúc như thế, tôi đều thích xoa đầu con. Con trai tôi rất thích ngồi bên cạnh để xem tôi làm việc, có lúc còn lấy nước cho tôi. Tôi rất ít khi cho con tiền tiêu vặt, thậm chí là gần như không có. Thế nên con tôi không biết lên mạng, cũng không biết trò chuyện trên mạng và lại càng không mua đồ ăn vặt bên ngoài. Hàng ngày, Chí Hào dành phần lớn thời gian của mình để làm việc nhà và đôi khi giặt quần áo giúp tôi. Tôi chỉ là một người công nhân, công trường ở đâu thì nhà ở đó nên có thể nói khắp nơi đều là nhà. Vì vậy mà nói đến kinh nghiệm, tôi thực sự không có. Tôi chỉ thích ở bên con, xem con làm bài tập, thích xoa đầu con và thích hỏi chuyện con… Cảm ơn nhà trường, cảm ơn các thầy cô đã dạy dỗ con trai tôi tốt như vậy. Các thầy cô đã vất vả rồi!” Nói xong, anh cúi gập người cảm ơn cô giáo khiến tất cả các phụ huynh được chứng kiến sững sờ. Những người làm cha mẹ đã khi nào nghĩ đến giáo viên, đã khi nào có một lời cảm ơn giáo viên chưa? Hay chỉ là khi điểm của trẻ không cao, thành tích không tốt thì trách thầy cô không tốt; đến khi điểm cao, thành tích tốt thì nhận hết là công của mình? So với người bố không biết chữ này, các bậc phụ huynh học rộng biết nhiều đều thật sự thấy xấu hổ. Nói xong, cha của Vương Chí Hào về chỗ, sau lưng là tiếng vỗ tay rào rào của tất cả mọi người. Sưu tầm
2
0
19
NVHB
Aug 28, 2019
In Cảm xúc trong cuộc sống
Edward Norton Lorenz một nhà toán học và khí tượng học người Mỹ từng đưa ra một lý luận hết sức kinh điển mang tên “hiệu ứng bươm bướm – The Butterfly Effect”: Một con bướm trong rừng mưa nhiệt đới Amazone Nam Mỹ thi thoảng vỗ cánh. Hai tuần sau đó có thể gây ra một trận lốc xoáy ở bang Texas – Mỹ. Điều này cho thấy, điều kiện ban đầu chỉ là những thay đổi vô cùng nhỏ bé. Nhưng sau khi không ngừng được phóng đại sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng to lớn. Dĩ nhiên không chỉ trong thế giới tự nhiên mà trong xã hội nhân loại cũng thường xuyên gặp phải “hiệu ứng bươm bướm” này. Bữa trước, tôi có được được một tin vắn thời sự: Một người đàn ông lái chiếc xe Tesla trị giá hơn 2 tỷ đi du lịch. Trong lúc lái xe, ông ta có hút một điếu thuốc. Sau khi hút xong liền tiện tay ném mẩu tàn thuốc ra bên ngoài cửa xe. Nhưng do gió lớn khiến mẩu thuốc bị cuốn trở lại vào trong xe. Ông ta vội vàng cúi người xuống nhặt, nhưng khi vừa chuẩn bị nhặt mẩu tàn thuốc lên thì vô lăng xe bị chệch hướng, lao vào khe suối ven đường. Khiến bảng mạch vi tính trong xe bị ngập nước. Sau khi giám định sơ bộ, chiếc xe Tesla trị giá hơn 2 tỷ này cơ bản trở thành đống phế liệu. Rất may người đàn ông đó không sao. Mất tiền là chuyện nhỏ, nhưng nếu gây tại nạn giao thông nguy hiểm, hậu quả sẽ thật khó lường. Trong câu chuyện mẩu thuốc lá gây thảm án này khiến không ít người xuýt xoa tiếc nuối: Giá như người đàn ông đó cẩn thận hơn một chút, không hút thuốc trong xe, hoặc đừng vứt tàn thuốc ra bên ngoài cửa xe, thì dù tàn thuốc có bị cuốn lại vào trong xe cũng không cần phải vội vàng cúi nhặt… Tất cả những điều này đều là để tránh phát sinh bi kịch. Thế giới này là như vậy, nhiều khi chỉ vô tình là một thói xấu nhỏ nhưng lại gây ra hậu quả to lớn. Đại đa số những tai nạn mà chúng ta gặp phải trong đời đều không ngẫu nhiên phát sinh. Mà là do một loạt những hành động sơ ý và không câu nệ tiểu tiết. Mà một loạt những hành động sơ ý và không câu nệ tiểu tiết này đều khiến chúng ta vì nhỏ mà mất lớn, không những hư tổn tài sản mà xém chút nữa còn phải đánh đổi cả tính mạng. ST
2
0
13
NVHB
Aug 28, 2019
In Khéo Tay Hay Làm
Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy bát cơm đầy . . . . . Ăn vài miếng cá.... Mấy hôm nay bên tui trời âm u, sấm chớp liên hồi, mưa to gió lớn... Trời thì buồn, còn tôi thì buồn miệng buồn tay lẫn cả buồn chân. Buồn chân thì đi chợ, buồn tay thì bốc hàng.... Hàng rau hàng thịt hàng cá hàng tôm, mua cho sướng tay, trả tiền đau cái bụng. Cũng bởi cái miệng nó buồn nên nó đòi ăn. Hổm rày ăn thịt ăn tôm cũng nhiều rồi, hôm nay siêng bất chợt nên kho nồi cá nục béo với thơm ăn cho lạ miệng vui lòng.... Hình như bên Viet Nam gọi là cá Saba, riêng bên Mỹ này gọi là cá nục béo. Cá này thịt nhiều và lại ít xương, ăn khỏi sợ mắc cổ ho khàn vì mấy cái xương quái ác. Rửa cá với nước muối pha tí dấm trắng là sạch bong không tanh không nhớt, ướp tí muối, tí ớt, tí đường, tí dầu ăn, tí ớt khô, tí nước màu, nước mắm và bột nêm. Khi kho thì cho thơm cắt vuông nhỏ và vài trái ớt tươi đỏ. Cứ để lửa liu riu hơn 1 giờ là có nồi cá kho quẹo quẹo, mặn mà, thơm béo.
Cá Nục Béo Kho Thơm content media
2
1
14
NVHB
Aug 28, 2019
In Khéo Tay Hay Làm
Huế... Nhắc đến Huế là nhớ đến Cố Đô xưa, nơi mà không chỉ nổi tiếng vì những kiến trúc lăng tẩm, cung điện, thành quách độc đáo, những ngôi nhà cổ kính yên tĩnh với những hàng cây cao ngạo nghễ mang vẻ huyền bí kiêu sa. Nói đến Huế là nói đến sông Hương mộng mơ muôn đời lặng lờ cùng với cầu Tràng Tiền uốn lượn hững hờ... Huế có hơn nghìn món ăn nấu theo lối Huế, có một món mà từ vua quan cho tới dân đen, từ ông khách Tây phè phỡn cho đến ông già gầy nhom, tất tất ai cũng mê. Đó là cơm hến. " Ngắm tô cơm hến ngắm hồn Huế xưa…" Một món ăn đúng hương vị Huế rất đậm đà béo mà không ngấy, thơm mùi mắm ruốc mà không nặng mùi. Ăn xong thì nhớ đời đời... Cơm hến là món ăn tổng hợp như cơm, thịt hến, nước hến, rau sống, đậu phộng rang, gừng, dầu mè, ruốc, ớt, bì lợn, tép mỡ rang giòn. Quan trọng nhất trong tô cơm hến là nước ruốc sống. Thịt hến đựng trong tô riêng, khi ăn xúc vài thìa nhỏ trộn vào cơm. Nước hến đựng trong một nồi riêng thường xuyên giữ nóng. Phải nói rằng nước luộc hến có vị ngọt không thể nào tả được. Khác với nước hầm xương, nó dìu dịu thơm thơm và vương vấn mãi nơi đầu lưỡi… Ngần ấy thứ trong một tô cơm hến tạo ra một hương vị đặc biệt mà ăn một bát lại muốn ăn hai, ăn một lần lại muốn ăn hoài ăn mãi, sáng trưa chiều tối cũng thèm ăn. Ăn cay chảy nước mắt, cay phỏng đỏ cả miệng mà vẫn hít hà, toát mồ hôi ròng ròng mà vẫn xì xụp và cơm, càng ăn càng thích, càng khoái khẩu, càng mê man như con ngan ngơ ngẩn.....
Cơm Hến - Mỹ Hải content media
2
0
15

NVHB

Admin
More actions
bottom of page