Học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898), còn gọi là Pétrus Ky hay Jean-Baptiste Pétrus. Ông là một nhà văn danh tiếng của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, một học giả tiên phong, chuyên tâm nghiên cứu học thuật.
Trương Vĩnh Ký là người am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây. Ông biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong những nhà bác học biết nhiều ngôn ngữ nhất ở Việt Nam, và có thể nói là trên thế giới. Ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo.
Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương ở trong nước cũng như nước ngoài. Ông còn là một học giả rất nổi tiếng với trên một trăm tác phẩm.
Ông mất tại Sài Gòn, mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Để vinh danh Trương Vĩnh Ký, từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1975, tên của ông đã được đặt cho một ngôi trường trung học lớn ở Đô thành Sài Gòn dành cho nam sinh: Trường Trung học Petrus Ký.
Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong. Ảnh: Chân dung khi làm thẻ hội viên Société de Géographie (Hội địa lý Paris) của cố học giả Trương Vĩnh Ký. Hình chụp vào năm 1883. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức vụ và huân huy chương từ Giáo hội Thiên Chúa Vatican, thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn:
Nhận huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh Ki-tô giáo La Mã ngày 1 tháng 10 năm 1863.
Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu.
Năm 1874, được phong Giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới.
Nhận huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha ngày 27 tháng 6 năm 1886.
Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu ngày 15 tháng 2 năm 1876.
Trở thành hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7 tháng 7 năm 1878.
Nhận khuê bài Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d'Académie) của Hàn Lâm viện Pháp ngày 17 tháng 5 năm 1883.
Nhận Tứ đẳng Long tinh, Ngọc khánh, Long khánh của Nam triều ngày 17 tháng 5 năm 1886.
Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886 [22]
Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887.
Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt.
Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ.
Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
Vua Bảo Đại truy tặng hàm Lễ Bộ Thượng thư.
Ông có trên một trăm tác phẩm (có nguồn ghi 119 tác phẩm), nhiều quyển đáng chú ý, như:
Chuyện đời xưa
Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
Lục Vân Tiên (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên năm 1889, tái bản lần thứ 5 năm 1901)
Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
Voyage au Tonkin en 1876 (Chuyến đi ra Bắc Kỳ năm Ất Hợi, 1786)
Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
Lục súc tranh công
Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc)
Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
Cours de littérature annamite (Bài giảng văn chương An Nam)
Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ
Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp)
Ở cuối thế kỷ 19, học giả Pháp tên là Jean Bouchot đã gọi Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho đến ở nước Trung Hoa hiện đại nữa." Ngoài ra, ông này còn viết:
Ta phải xem đời của cụ Trương Vĩnh Ký là một bài học và một gương tốt cho ta. Một bài học vì, vì ta thấy người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học.
Sưu tầm