DIỄN ĐÀN REGINA PACIS
Nơi trao đổi, học hỏi và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm quý báu đã có của thời trung học.
- 1
- 31
Di Tích Lịch Sử
Những địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ & có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử
11- 7
Nam Quốc Sơn Hà
Lý Thường Kiệt
3Bình Ngô Đại Cáo
Bài cáo của Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, dành lại
4- 6
Truyện Lục Vân Tiên
Nguyễn Đình Chiểu
4- 3
- 4
Thơ Cao Bá Quát
Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút pháp điêu luyện
5- 5
- 9
Thơ Tản Đà
Ông là gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại
4- 6
Thơ Nguyễn Bính
Nguyễn Bính đã vô hiệu hoá tất cả những quy luật về thi ca
11- 7
- 19
Nam Phương Hoàng Hậu
Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
4Văn Học Miền Nam 54-75
Chỉ 20 năm nhưng vô cùng quan trọng
31- 3
- 11
Thi Văn Đoàn
Những Tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn
21- 6
Truyện Ngắn
Tuyển tập những truyện ngắn hay và ý nghĩa
48- 4
- 4
Khéo Tay Hay Làm
Nơi đây chia sẻ với các bạn những món ăn “Bếp nhà ta nấu”, những món quà tự làm, những mẹo vặt trong bếp...
19Giải Trí Cuối Tuần
Những điều nho nhỏ nhưng mang đến niềm vui lớn
13- 9
- 7
- 69
- 30
- 14
Học Tiếng Anh
Bí quyết và hướng dẫn chi tiết phương pháp để giúp bạn tự học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả.
9
- Di Tích Lịch SửKinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành (chữ Hán: 順化京城) là một tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế thuộc địa phận bốn phường Đông Ba, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc của thành phố Huế, có ranh giới như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ và đường Đào Duy Anh; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu và đường Huỳnh Thúc Kháng. Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68. Lịch sử Từ thời các chúa Nguyễn, Huế đã từng được chọn làm thủ phủ xứ Đàng Trong: năm 1635-1687 Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long; đến thời Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát đã dời phủ về Phú Xuân trong những năm 1687-1712; 1739-1774. Đến thời Tây Sơn, Huế vẫn được vua Quang Trung chọn làm thành kinh đô cho vương quốc của ông. Năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, một lần nữa lại chọn Huế làm nơi đóng đô. Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban.[cần dẫn nguồn] Kinh thành Huế có 3 vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã tiến hành khảo sát chọn vị trí xây thành mới, cuối cùng ông đã chọn vùng đất rộng bên bờ bắc sông Hương gồm phần đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành[1]. Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) làm thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành[2]. Kinh thành Huế được đích thân Gia Long chọn vị trí và cắm mốc, tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chình vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài trong suốt 30 năm dưới hai triều vua[3]. Sau năm 1945, chiến tranh loạn lạc, trong nội thành không ai quản lý, người dân vào sống men theo tường Kinh thành và khu vực Eo Bầu. Lâu dần, nơi đây hình thành cụm dân cư. Người dân nghèo lấn chiếm bề mặt Thượng Thành, Eo Bầu dựng nhà và trồng hoa màu. Hiện có 4.200 hộ dân với khoảng 15000 người dân thuộc 7 phường của thành phố Huế đang sống và canh tác trong khu vực này. Việc người dân lấn chiếm đất Kinh thành dựng nhà trú ngụ trên Thượng Thành, xả rác, nước thải sinh hoạt... đã làm cho nền đất ngày càng lún sâu, nứt hỏng nhiều chỗ. Năm 2019, Thừa Thiên Huế khởi động Đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế”. Đề án thực hiện trong 6 năm, từ năm 2019 đến năm 2025 với kinh phí hơn 4.000 tỷ đồng. Theo đó, người dân sống ở khu vực I di tích Kinh thành Huế đồng ý ra đi vào các khu tái định cư, trả lại không gian xưa cho Di sản Văn hóa Thế giới.[4] Kiến trúc Họa đồ Kinh thành Huế trong Đại Nam nhất thống chí Họa đồ việt hóa Kinh thành Huế trong Đại Nam nhất thống chí Họa đồ việt hóa Kinh thành Huế (với hướng Bắc nằm bên trên) trong Đại Nam nhất thống chí Bản đồ khu vực Kinh thành Huế ngày nay Một đoạn thành Huế và Kỳ Đài Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch[3]. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương). Thành có 10 cửa chính [3] gồm: • Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành). • Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây). • Cửa Chính Tây • Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành). • Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long). • Cửa Quảng Đức. • Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông). • Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa). • Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây). • Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài) Ngoài ra kinh thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài. Bên trong kinh thành Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành - nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia. Hoàng thành Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế, nơi ở của vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn. Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất. Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính (ở phía Nam) là Ngọ Môn[5]. Bên trong Hoàng thành có Điện Thái Hòa, là nơi thiết triều; khu vực các miếu thờ; và Tử Cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội. Tử Cấm thành Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành. Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m.[6] Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn. Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng, thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn phòng mở thêm cửa Văn phòng. Mặt đông có hai cửa Hưng Khánh và Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường. Mặt tây có 2 cửa: Gia Tường và Tây An. Bên trong Tử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực. Hiện nay hầu hết các công trình trong Tử Cấm thành đều đã xuống cấp do thời gian hoặc bị phá hủy trong thời kì kháng chiến chống pháp năm (1947), những trận không kích và máy bay B52 trải thảm của chính quyền Mỹ ngụy (1968) gồm điện Kiến Trung, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, và nhiều dinh thự khác.[7] Các di tích trong kinh thành Kỳ Đài Hay còn gọi là Cột Cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trường Quốc Tử Giám Năm 1803 vua Gia Long xây dựng Đốc Học Đường tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía Đông Nam Hoàng thành (tức vị trí hiện nay). Điện Long An Điện được xây dựng vào năm 1845, thời vua Thiệu Trị với tên gọi là Điện Long An trong cung Bảo Định, phường Tây Lộc (Huế) là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Tại số 3, Lê Trực, Huế. Tòa nhà chính của viện bảo tàng chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế giúp người tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế. Đình Phú Xuân Đình Phú Xuân được xây dựng nửa đầu thế kỷ XIX ở tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; nay thuộc phường Tây Lộc, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 2 km về phía bắc. Hồ Tịnh Tâm Hồ Tịnh Tâm là một di tích được kiến tạo dưới triều Nguyễn. Trước đây, hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Đầu triều Gia Long, triều đình cho cải tạo một số đoạn sông và khơi dòng theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà và hồ Ký Tế. Hai bãi nổi trong hồ này được dùng làm nơi xây dựng kho chứa thuốc súng và diêm tiêu. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động tới 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ. Năm 1838, vua Minh Mạng cho di dời hai kho sang phía đông, tái thiết nơi này thành chốn tiêu dao, giải trí và gọi là hồ Tịnh Tâm. Dưới thời vua Thiệu Trị đây được xem là một trong 20 cảnh đẹp đất Thần Kinh. Tàng thư lâu Tàng thư lâu là được xây dựng năm 1825 trên hồ Học Hải trong kinh thành Huế, dùng làm nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và lục bộ triều đình nhà Nguyễn. Đây có thể coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước. Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập. Có thể nói Tàng thư lâu rất quan trọng trong việc chứa các tài liệu và địa bạ, giấy tờ quan trọng lúc bấy giờ. Viện Cơ Mật - Tam Tòa Là cơ quan tư vấn của nhà vua gồm bốn vị đại thần từ Tam Phẩm trở lên, là Đại học sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh. Viện lúc đầu đặt ở nhà Tả Vu. Sau khi kinh đô thất thủ năm 1885 phải dời đi đến nhà của bộ Lễ, rồi bộ Binh, và cuối cùng là về chùa Giác Hoàng cùng với toà Giám Sát (của người Pháp) và Trực Phòng các bộ nên gọi là Tam Tòa. Hiện nay Tam Tòa nằm ở địa chỉ 23 Tống Duy Tân, thuộc phường Đông Ba, ở góc Đông-Nam bên trong kinh thành Huế, hiện là trụ sở của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Đàn Xã Tắc Đàn Xã Tắc được xây dưới thời vua Gia Long vào tháng 4 năm 1806 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). Ví trí Đàn Xã Tắc hiện nay nằm tại phường Thuận Hòa, thành nội Huế, trong ô phố giới hạn bởi 4 mặt: mặt Bắc - đường: Ngô Thời Nhiệm, mặt Nam - đường Trần Nguyên Hãn, mặt Đông - đường Trần Nguyên Đán, mặt Tây - đường Nguyễn Cư Trinh. Cửu vị thần công Cửu vị thần công là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc dưới thời vua Gia Long. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên ngôi, vua Gia Long liền cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất cả chiến lợi phẩm là binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình. Công việc đúc chính thức từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804. Các pháo đài Các pháo đài được xây dựng nằm ở các eo bầu lồi ra ngoài dọc thân thành. Chúng được bố trí cách đều nhau, kèm theo là hệ thống tường bắn, pháo nhãn, xưởng súng, kho đạn, điếm canh… với tổng chiều dài hơn 11 km. Tường pháo đài bên trong đắp bằng đất, phía trong và phía ngoài được xây ốp bằng gạch vồ. Toàn bộ vòng thành có cả thảy 24 pháo đài, bao gồm 5 pháo đài cho mỗi mặt thành và 4 pháo đài đặt ở bốn góc thành. Mỗi pháo đài được đặt tên riêng, chữ đầu của mỗi tên được lấy từ một trong 4 hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Ngoài ra, ở góc Đông Bắc còn có Trấn Bình đài, được xem là pháo đài thứ 25 của Kinh thành, được nối thông với Kinh thành qua một cửa gọi là Thái Bình môn. Chú thích 1. Kinh thành và lăng tẩm Huế 2. Phong thủy trong kiến trúc kinh thành Huế 3. a b c “Kinh thành Huế”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2008. 4. “Cuộc di dân lịch sử - Trả lại không gian xưa kinh thành Huế”. 5. “Hoàng thành Huế”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2005 6. “Tử Cầm Thành”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2011. ngày 4 tháng 5 năm 2008. 7. Hà Thúc Ký. Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị. trang 131-132: Phương Nghi: 2009.Like
- Thơ CaPhòng ngủ thông thoáng, thơm mát mang đến giấc ngủ ngon. Tham khảo những bí quyết trong bài viết này để khử mùi phòng ngủ và làm thơm phòng ngủ ngẫu nhiên nhé! Cùng khám phá những phương pháp khiến cho thơm phòng ngủ trong khoảng vật liệu bỗng dưng nào! Tham khảo thêm: máy phun sương diệt khuẩn không gian phòng ngủ thông thoáng, thơm mát là điều rất quan trọng để mang lại cho bạn giấc ngủ ngon. Bởi thế giữ gìn phòng ngủ sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng. Tham khảo các bí quyết làm cho thơm phòng ngủ khôn cùng đơn thuần nhưng lại vô cùng hiệu quả dưới đây để khử mùi phòng ngủ và giữ không gian phòng ngủ tươi mát nhé, đặc biệt lúc bạn có phòng ngủ nhỏ. Bạn có thể quan tâm: máy phun sương tạo ẩm Phòng ngủ sở hữu mùi khó chịu vì nhiều áo quần, mùi đồ đạc, mùi thảm? Bạn với thể làm cho thơm phòng ngủ bằng các cái thảo mộc, nguyên liệu tình cờ hay tiêu dùng sáp thơm. Nhưng trước nhất, cần đảm bảo phòng ngủ luôn sạch sẽ. Khi vệ sinh phòng ngủ, bạn có thể tiêu dùng kem tẩy đa năng như Cif để lau dọn bề mặt, thiết bị trong phòng. Lưu ý: Để kem tẩy xa tầm tay trẻ thơ và giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp mang vùng da nhạy cảm. phương pháp Về phương pháp khiến cho Thơm Phòng Ngủ trong khoảng Hương Liệu khi không thấp Cho Sức Khỏe 1. Bí quyết khiến Thơm Phòng Ngủ tình cờ một trong những cách thức làm thơm phòng ngủ khi không chính là tận dụng hương thơm từ vật liệu sẵn có hay cây cỏ. • tiêu dùng thảo mộc: Bạc hà hay lá lương thảo là những cái thảo mộc dễ tìm. Để đem lại hương thơm cho phòng ngủ, bạn chỉ cần chà lá bạc hà hay hương thảo lên bóng đèn khi chưa bật. Khi bóng đèn bật sẽ toả ra một mùi hương khôn cùng dễ chịu. Tuy nhiên, bạn có thể để hoa lavender, vỏ cam quýt, bưởi… đã được phơi khô cho vào túi vải để chúng với thể toả mùi hương. • Quế và quả thông: Đặt một đôi quả thông và vài thanh quế trong lọ thuỷ tinh, khi bạn mở ra, hương thơm ấm của mùi quế sẽ lan toả khắp phòng. • Bã trà xanh: vật liệu vô cùng phổ thông này với tác dụng khử mùi hôi cùng lúc đem đến cho căn phòng mùi hương dễ chịu. Hãy bỏ bã trà vào chén để sắp nơi phát ra mùi hôi, mùi hôi sẽ biến mất. Đây là những cách làm phòng ngủ thơm hết sức hiệu quả và tiết kiệm mà bạn chắc hẳn ko muốn bỏ qua. hai. Các Điểm Chính Trong phương pháp khiến Thơm Phòng Ngủ • Bước 1: thu dọn phòng ngủ thật sạch sẽ. Để tương trợ việc quét dọn bạn mang thể dùng kem tẩy đa năng như Cif để làm sạch vết bẩn và chống khuẩn trên những bề mặt. • Bước 2: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa phòng thông thoáng để đón ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, để khử mùi hôi trong phòng ngủ, nên thường xuyên thay ga gối, vỏ chăn và giặt nệm. • Bước 3: sử dụng thảo mộc, hoa cỏ để lấy mùi thơm ngẫu nhiên hay đặt sáp thơm trong phòng ngủ. Sản phẩm mới: tua vít xiaomi 3. Cách thức dùng Sáp Thơm Để làm cho Thơm Phòng Ngủ tuy nhiên, cách làm phòng ngủ thơm khác chính là tiêu dùng sáp thơm. Sáp thơm sẽ khử mùi và làm cho ko gian phòng ngủ dễ chịu hơn. Nhưng chọn sáp thơm và đặt sáp thơm như thế nào cho đúng cách? • Bạn nên chọn chiếc sáp thơm mang mùi hương nhẹ nhõm, phảng phất. • Luôn chọn tậu sáp thơm trong khoảng các địa chỉ tin cậy hay các nhãn hàng uy tín. • Trước khi đặt sáp thơm, luôn giữ phòng ngủ sạch sẽ bằng bí quyết thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ để hạn chế những mùi khó chịu trong khoảng ga gối, ẩm mốc. • Nên đặt sáp thơm ở những vị trí dễ lan tỏa ra khắp phòng, ko nên để ngay cạnh giường ngủ. bên cạnh sáp thơm, tinh dầu thơm hay nến thơm cũng là các tuyển lựa thấp để khử mùi trong nhà và phòng ngủ. Tuy nhiên, máy khử mùi phòng ngủ cũng hiện được rộng rãi gia đình ưa chuộng. sở hữu các mẹo đơn giản trên, bạn sẽ có ko gian phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng, mang đến những giấc ngủ ngon và sâu cho bạn và cả gia đình. Xem thêm các món sản phẩm công nghệ mới tại Ruby.vnLike
- Văn Học Miền Nam 54-75Học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898), còn gọi là Pétrus Ky hay Jean-Baptiste Pétrus. Ông là một nhà văn danh tiếng của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, một học giả tiên phong, chuyên tâm nghiên cứu học thuật. Trương Vĩnh Ký là người am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây. Ông biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong những nhà bác học biết nhiều ngôn ngữ nhất ở Việt Nam, và có thể nói là trên thế giới. Ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương ở trong nước cũng như nước ngoài. Ông còn là một học giả rất nổi tiếng với trên một trăm tác phẩm. Ông mất tại Sài Gòn, mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Để vinh danh Trương Vĩnh Ký, từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1975, tên của ông đã được đặt cho một ngôi trường trung học lớn ở Đô thành Sài Gòn dành cho nam sinh: Trường Trung học Petrus Ký. Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong. Ảnh: Chân dung khi làm thẻ hội viên Société de Géographie (Hội địa lý Paris) của cố học giả Trương Vĩnh Ký. Hình chụp vào năm 1883. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức vụ và huân huy chương từ Giáo hội Thiên Chúa Vatican, thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn: • Nhận huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh Ki-tô giáo La Mã ngày 1 tháng 10 năm 1863. • Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu. • Năm 1874, được phong Giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới. • Nhận huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha ngày 27 tháng 6 năm 1886. • Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu ngày 15 tháng 2 năm 1876. • Trở thành hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7 tháng 7 năm 1878. • Nhận khuê bài Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d'Académie) của Hàn Lâm viện Pháp ngày 17 tháng 5 năm 1883. • Nhận Tứ đẳng Long tinh, Ngọc khánh, Long khánh của Nam triều ngày 17 tháng 5 năm 1886. • Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886 [22] • Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887. • Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt. • Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ. • Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri. • Vua Bảo Đại truy tặng hàm Lễ Bộ Thượng thư. Ông có trên một trăm tác phẩm (có nguồn ghi 119 tác phẩm), nhiều quyển đáng chú ý, như: • Chuyện đời xưa • Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam) • Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên) • Lục Vân Tiên (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên năm 1889, tái bản lần thứ 5 năm 1901) • Tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ • Ký ức lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận • Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam) • Voyage au Tonkin en 1876 (Chuyến đi ra Bắc Kỳ năm Ất Hợi, 1786) • Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam) • Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites) • Lục súc tranh công • Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc) • Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam) • Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie) • Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ • Cours de littérature annamite (Bài giảng văn chương An Nam) • Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương) • Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ • Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp) Ở cuối thế kỷ 19, học giả Pháp tên là Jean Bouchot đã gọi Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho đến ở nước Trung Hoa hiện đại nữa." Ngoài ra, ông này còn viết: Ta phải xem đời của cụ Trương Vĩnh Ký là một bài học và một gương tốt cho ta. Một bài học vì, vì ta thấy người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học. Sưu tầmLike