Mã Viện không chỉ là một danh tướng Hán chuyên đem quân đi xâm lược để bành trướng đế chế Đại Hán, mà y còn là tên quan thống trị hết sức thâm độc. Để dập tắt mầm mống chống đối, Mã Viện đã vô hiệu hoá mọi phương tiện truyền đạt hiệu lệnh khởi nghĩa của các Lạc Hầu Lạc Tướng Việt, đồng thời triệt tiêu trống đồng là vật biểu trưng cho nền văn minh Việt và cũng là biểu tượng quyền uy của giới lãnh đạo thời Hùng Vương. Mã Viện ra lệnh tịch thu tất cả trống đồng của Lạc Việt để đúc “ngựa thép” để dâng lên vua Hán. Sách “Hậu Hán thư” chép: “Viện ưa cưỡi ngựa hay có tiếng nên khi ở Giao Chỉ, lấy được trống đồng Lạc Việt bèn đúc ngựa thép về dâng vua”. Vấn đề không đơn giản như Hậu Hán thư chép vì trống đồng không chỉ là nhạc cụ truyền thống dùng trong các lễ hội mà trống đồng còn là biểu tượng quyền uy tuyệt đối của các Lạc Hầu, Lạc Tướng thủ lĩnh quân trưởng của địa phương nữa. Tiếng trống đồng là hiệu lệnh tập hợp của các thủ lĩnh Quân trưởng Việt. Mỗi khi nghe tiếng trống, người người kéo đến như mây. Chính vì vậy, việc làm của Mã Viện là chủ trương trước sau như một của đế chế Đại Hán bành trướng từ Mã Viện đời Hán đến Gia Cát Lượng đời Tam Quốc, Âu Dương Ngụy đời Lục triều và Lưu Hiển đời Minh. Thời nào Hán tộc cũng tìm cách tịch thu phá huỷ trống đồng Việt cổ, tịch thu tiêu hủy toàn bộ sách sử của nước ta nhằm hủy diệt mầm mống ý chí chống giặc thù của tộc Việt.
Tuy thắng được Hai Bà Trưng nhưng theo Hậu Hán thừ thì quân số đi mười lúc về chết vì dịch bệnh chỉ còn bốn, năm. Hán thư chép xuyên tạc như vậy vì cho rằng quân Hán chỉ chết vì dịch bệnh chứ không phải chết trận. Nếu tính cả số thương vong thì lúc về chỉ còn 1,2 là nhiều chứ đừng nói tới việc để lại bọn mà sách sử Hán gọi là “Mã lưu”. Trước tình trạng quân Hán ngày một chết nhiều vì thương vong và dịch bệnh khiến giặc bị tiêu hao thiệt hại nặng nề nên Mã Viện nại cớ “Thuỷ thổ Giao Chỉ hơi độc bốc lên đến nỗi chim đang bay trên trời cũng phải rũ cánh sa xuống đất mà chết …” để rút quân về. Nhận được sớ của Mã Viện, năm 44 vua Hán hạ chiếu cho Viện rút quân về. Trước khi về nước, Mã Viện cho dựng một cột trụ bằng đồng làm ranh giới cuối cùng Hán Việt. Trên trụ đồng, Mã Viện cho khắc 6 chữ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” như để răn đe là nếu cột trụ đổ thì Giao Chỉ sẽ bị tiêu diệt.
Sách sử cổ TQ chép về “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” không rõ ràng. Theo Đào Duy Anh thì Hậu Hán Thư, Mã Viện truyện không hề đề cập tới việc Mã Viện dựng cột đồng. Sách Hậu Hán ký cũng không nói gì đến việc này. Phải đến cuốn Ngô lục của Trương Bột viết vào thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên mới có chép đến cột đồng, nhưng tại vùng Quảng Nam của ta hiện nay chứ không phải bên châu Khâm. Theo “Man thư” (7) đời Đường thì vị trí của cột đồng Mã Viện tại huyện An Ninh tỉnh Vân Nam trong khi Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi đời Tống chép cột đồng đặt tại động Cổ Sâm thuộc Khâm châu.
Sử thần Ngô Sĩ Liên trong bộ “Đại Việt Sử ký Toàn thư” đã viết về cột trụ đồng như sau: “Mã Viện đuổi theo đánh các tàn quân là Bà Đô Dương. Tới huyện Cư Phong tất thảy đầu hàng. Viện bèn lập trụ đồng ghi bờ cõi tận cùng của Hán. Đồng trụ tương truyền ở trên động Cổ Lâu thuộc Khâm Châu. Viện có lời nguyền rằng “Đồng trụ bị gãy thì Giao Châu sẽ bị diệt”. Người nước ta đi qua bên dưới thường lấy đá đắp thêm vào, sau thành ngọn núi. Ấy là vì sợ nó gãy! Mã Thống An Nam Đô hộ đời Đường lại dựng hai đồng trụ ở chỗ cũ đời Hán, ghi công đức Mã Viện để tỏ mình là dòng dõi Phục Ba”.(8) Nhà bác học Lê Quí Đôn trong “Vân Đài Loại ngữ” đã viết: “Gọi là phân mao cỏ rẽ vì núi cỏ mọc rẽ làm hai, phía Tây Phân Mao lĩnh là Khâm Châu (Trung Quốc), lưng chừng có cột đồng trụ lớn hơn 2 thước. Có lẽ là cột đồng do Mã Thống đời Đường dựng mà tương truyền đây là cột trụ đồng của Mã Viện”.
Cho đến nay một số sách sử vẫn chép là có trụ đồng ở Phân Mao Lĩnh do Mã Viện trồng ở động Cổ Lâu thuộc Hồ Nam, phía Tây Phân Mao lĩnh thuộc Khâm Châu. Năm 751, viên quan Đô hộ Hà Lý Quang sau khi đánh Nam Chiếu ở Vân Nam đã dựng lại cột đồng ở chỗ cũ.. Sách sử xưa chép rằng Giao Chỉ thời Chu là Lạc Việt nước Sở vì theo Hậu Hán thư thì khi triều Chu suy, Sở hùng cường xưng Bá thì Bách Việt triều cống Sở nên thời kỳ này không thấy sử sách nhắc gì tời Giao Chỉ là như vậy. Giao Chỉ cuối thời Chiến quốc ở phía Nam nước Sở, đến thời Tần năm 214 TDL, Tần cướp đất Dương Việt lập ra 3 quận Quế Lâm (gồm phía Bắc và Đông Việt Tây tức Quảng Tây, Nam Hải (nguyên là Việt Đông sau này đổi là Quảng Đông và Tượng quận là vùng đất gồm phía Tây Việt Tây và Nam Quí Châu. Đến thời Hán Vũ Đế đánh chiếm Nam Việt thì quận Cửu Chân là vùng đệ tam lĩnh của Ngũ Lĩnh là dãy Đô Bàng ở Cửu Chân. Sang đến thời Tây Hán thì Bách Việt làm chủ lại địa bàn cư trú xưa cũ, Hán sử chép rằng mãi đến năm 29 thời Đông Hán thì các quan châu mục mới sai sứ sang cống, điều này có nghĩa là Hán triều chỉ tồn tại trên danh nghĩa mà thôi. Năm 43, sau khi thắng Hai Bà thì Mã Viện nếu có dựng trụ đồng thì chỉ dựng ở biên giới cực Nam của Trung quốc ở động Cổ Lâu phía Tây Phân Mao Lĩnh thì biên giới phía Nam Trung quốc mới tới vùng này là Hồ Nam. Chính vì vậy dân gian mới đặt tên là Phân Mao Lĩnh, nơi cỏ mọc rẽ sang hướng Bắc và rẽ sang phương Nam như một biên giới tự nhiên là như vậy.
Một sự thật là các sử quan Hán tộc không phải là không phải là không phân biệt giữa khái niệm địa danh mà họ cố tình mập mờ đánh lận con đen, đem tên vùng này đặt cho vùng khác để xoá nhoà ký ức dân tộc về nước Việt Thường, Xích Qui rồi Văn Lang xa xưa của Việt tộc. Chính vì vậy các sử gia nước ta từ trước đến nay bị sa vào trận địa hoả mù của Hán tộc. Họ cứ cho rằng cột trụ đồng ở biên giới phía Nam của Lâm Ấp về sau này. Thực ra Lâm Ấp là tên của một chi tộc Việt bao gồm Lâm + Ấp + Môn + Điền (Việt) ở Nam Trung Quốc (Hoa Nam). Chi tộc này về sau xuôi Nam thành lập vương quốc Lin-Y phiên âm sang Hán Việt là Lâm Ấp trải dài từ rặng núi Hoa sơn ở Việt Tây dọc theo Trường Sơn đổ xuống Nam tới tận ven biển Trung Việt. Chính sách “Khâm Định Việt sử” của triều Nguyễn chép rõ là: “Lâm Ấp xưa thuộc nước Việt Thường, trải qua thời kỳ Tần xâm lược thì có tên là huyện Lâm Ấp thuộc Tượng Quận là phần đất giữa Vân Nam, Quí Châu và Quảng Tây. Đến đời Hán mới đặt tên cho vùng Hà Tĩnh là huyện Tượng Lâm thuộc quân Nhật Nam. Khi Khu Liên khởi nghĩa thành công mới đặt tên nước là Lâm Ấp. Về sau, Phạm Hùng là dòng họ ngoại làm vua truyền tiếp nhiều đời. Lâm Ấp còn có những tên khác như Hồ Tôn, Hoàn Vương, Chiêm Thành”. Một sự thật cần phải ghi nhận là sách “Hậu Hán Thư”, bộ sử chính thức của Hán tộc không chép gì về cột đồng Mã Viện. Hậu Hán Thư trong chương nói về tiểu sử của Mã Viện không hề nhắc đến việc Mã Viện cho dựng những cây trụ đồng ở nước ta. Sự thật lịch sử này đã góp phần làm sáng tỏ cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng xảy ra ở Hoa Nam Trung Quốc chứ không phải ở Bắc Việt Nam như chúng ta hiểu từ trước tới nay.
Mãi đến thế kỷ thứ tư, một loạt sách sử Trung Quốc chép gần giống nhau như sách “Thông Điển” của Đỗ Hựu đời Đường viết: “Phía Nam Lâm Ấp đường thuỷ đường bộ qua 2 nghìn dặm đến Tây Đồ Di là nơi Mã Viện đặt đồng trụ để nêu bờ cõi”. Sách “Tân Đường thư” cũng chép: “Lâm Ấp có châu Bôn Đà Lăng. Bãi lớn phía Nam có 5 đồng trụ do Mã Viện đời Hán trồng. Hình núi như chiếc tàn nghiêng. Phía Tây là là mấy trùng núi, phía Đông là biển cả”. Sách “Thái Bình Hoàn vũ ký” chép: “Mã Viện đánh Lâm Ấp. Từ Nhật Nam đi hơn bốn trăm dặm có nước Tây Đồ Di. Viện đến nước ấy lập 2 đồng trụ ở chỗ biên giới Tượng Lâm giáp với Tây Đồ Di. Đường thủy thì đi từ Nam Hải hơn 3 nghìn dặm tới Lâm Ấp, năm nghìn dặm tới đồng trụ của Giao Châu”. Lịch Đạo Nguyên là một người đã từng làm quan ở nước ta đã biết rõ là trụ đồng không có thật nên tác giả Thủy Kinh Chú viết là “Núi sông dời đổi. Đồng trụ đã chìm vào sông biển ..!”. Đây là một sự hư cấu phục vụ cho chủ trương xâm lược bành trướng của “Đại Hán” mà thôi vì nếu cột đồng Mã Viện có thật thì nó phải ở Khâm Châu vì vào thời điểm đó, bên giới phía Nam của Trung Quốc chỉ tới đó. Sau này, vị trí của cột đồng Mã Viện được sách sử Trung Quốc dời về cực Nam theo thời gian để phù hợp với sử quan Hán tộc. Nhà Hán học nổi tiếng Henri Maspéro trong phần biên khảo về cuộc viễn chinh của Mã Viện đã không hề nhắc đến những cây cột đồng Mã Viện mà cũng chẳng có lời phủ nhận về sự hiện hữu của chúng. Trên thực tế, vấn đề cột đồng được Trung Quốc sử dụng như một vũ khí ngoại giao mỗi khi Trung Quốc muốn tạo cớ để xâm lấn hay xách nhiễu. Nó được viện dẫn như một cái cớ về việc tranh giành đất đai và “khôi phục” lãnh thổ cũ đời Hán xâm lấn.(9) Cho đến ngày nay, dân gian Việt vẫn xem cột đồng như có thật cũng như thi vị hoá truyện danh tướng Thi bị quân giặc giết chết nên Trưng Trắc phải trả thù chồng. Khi thế cùng lực tận, Bà Trưng đã nhảy xuống dòng sông Hát để đền nợ nước nên hình ảnh cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam sống mãi trong lòng dân tộc.
Chính Hán sử còn ghi rõ là trong ngày vui chiến thắng của quân Hán, mùa xuân năm 43 chính viên danh tướng này hú hồn vừa thoát chết trở về đã ngao ngán thốt lên rằng: “Tùng đệ ta là Thiếu Du thương ta khẳng khái nhiều chí lớn, thường nói với ta là Kẻ sĩ sống một đời chỉ mong áo cơm vừa đủ, cỡi xe qua trằm đi ngưa nước kiệu, làm Duyên Lại quận, giữ mồ mả, làng xóm khen là người tốt. Đó là được rồi, chứ mong cầu dư dả, chỉ tự mình làm khổ mình thôi ..! Khi ta còn ở vùng Lãng Bạc Tây Lý, giặc chưa diệt xong, dưới lầy trên mù, khí độc ngun ngút, ngửng trông diều bay, sà sà rơi xuống nước. Nằm nghĩ lại lời của Thiếu Du lúc bình sinh sao mà thấy đúng quá ! Nay nhờ sức Sỹ Đại phu, được ban ơn lớn, đứng trước các ông, giữ ấn vàng mang đai tía, lòng không khỏi vừa mừng vừa thẹn ..!”. Trước khi xuất quân, Mã Viện biết rằng đi đánh Giao Chỉ là việc hiểm nguy không biết sống chết ra sao nhưng may mắn lại thắng trận trở về. Bà con họ hàng ra nghênh đón trong đó có người tên là Hư Ký ca tụng và ủy lạo công lao cực khổ của Mã Viện, thì viên tướng này lại giương giương tự đắc nói rằng “Làm trai nên chết ở chiến trường, da ngựa bọc thây, đem về quê chôn cất, chứ ai lại ngủ chết trên giuờng để cho con cái đem chôn”. (10)
Về đến kinh đô còn chưa kịp hoàn hồn sau mấy năm trời chinh chiến thì 7 năm sau lại nhận được lệnh đi đánh dẹp “Mọi Năm khe” là vùng đất bộ lạc người Mèo (Chi Hmong-Mien của Bách Việt) là Tương Tây và Nguyên Lăng thì tinh thần đã suy xụp, sức khỏe suy kiệt rồi lâm trọng bệnh mà chết trên đường hành quân. Sau khi chết, Mã Viện lại bị buộc tội là phải chịu trách nhiệm vì không có khả năng chống lại bệnh dịch hoành hành truyền nhiễm khiến quân sĩ chết rất nhiều vì Mã Viện ra lệnh hành quân chống lại các bộ lạc Ô Hoàn và quan trọng hơn là đã chở ngọc trai và sừng tê giác về nhà mà không trình lên triều đình. Vua Hán Quang Vũ đã tin vào các cáo buộc này và đã tước đi thái ấp cũng như tước hầu của Mã Viện. Vợ con không dám đem thi hài đi chôn, bạn bè thân thuộc cũng không dám đi cúng điếu! Về sau, Hán Chương Đế mới truy tặng ông tước Trung Thành hầu (11)
Tự ngàn xưa và mãi mãi ngàn sau, Việt tộc vẫn tự hào về chiến công hiển hách của Hai Bà Trưng, bậc anh thư Liệt nữ của nước Việt. Hai Bà đã chiến đấu kiên cường để tiếp nối nghiệp xưa của vua Hùng, kéo dài thêm thời kỳ tự chủ của dân tộc ta thêm được 4 năm nữa để rồi Việt tộc bước vào thời kỳ vong quốc. Với niềm tự hào dân tộc, không một người Việt Nam nào mà không thuộc nằm lòng trang sử oanh liệt của Hai Bà Trưng được ghi trong “Đại Nam Quốc sử Diễn ca” ngay từ thời tấm bé:
Bà Trưng quê ở châu Phong, Giận quân hung bạo thù chồng chẳng quên … Chị em nặng một lời nguyền, Phất cờ Nương tử thay quyền tướng quân … Ngàn Tây nổi áng phong trần, Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên … Hồng quần nhẹ bước chinh yên, Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thuỳ … Đô kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta ..!
Hai Bà Trưng được nhân dân cả nước sùng kính tôn thờ trên khắp các tỉnh thành. Hiện ở xã Hát Môn, huyện Phúc Lộc tỉnh Sơn Tây và nhiều nơi khác lập đền thờ Hai Bà. Nhân dân các tỉnh Hà Bắc, Vĩnh Phú còn lập đền thờ 35 vị nữ tướng đã cùng Hai Bà lãnh đạo cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Ngày mồng 6 tháng 2 hàng năm, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ hội Hai bà đông như trẩy hội. Không những đồng bào trong nước mà cả những đồng bào người Trung Quốc gốc Việt ở Hoa Nam, mặc dù đã bị Hán tộc thống trị cả ngàn năm vẫn còn giữ nhiều truyền thuyết về tiền nhân đã tham dự cuộc khởi nghĩa của Hai bà. Hiện ở vùng Ngũ Lĩnh gần hồ Động Đình vẫn còn địa danh “Động phủ Trưng Trắc” và ở Phiên Ngung, thủ đô của nước Nam Việt cũng có đền thờ Đức Trưng Nữ Vương cùng với những đền thờ, miếu thờ các anh hùng liệt nữ đã vì nước hy sinh. Nhân dân các tỉnh vùng Hoa Nam Trung quốc vẫn tôn kính thờ phượng vị anh thư liệt nữ Trưng Trắc mãi tới ngày nay như một tín ngưỡng dân gian gọi là đạo thờ “Vua Bà”.(12) Ngô Thì Nhậm khi đi sứ sang Tàu đã ngậm ngùi xúc động trước tinh thần cao cả của đồng bào ta tại Trung nguyên, dù bị thống trị cả mấy ngàn năm tuy buộc phải giống như người Hán “đồng” nhưng vẫn không bao giờ “hoá” thành người Tàu được. Đứng trước Động phủ Trưng Trắc ở hồ Động Đình, Ngô Thời Nhậm đã cảm khái:
Trưng Trắc kiếm mang khai động phủ, Uý Đà mọt quế động hang sâu …
Đặng Minh Khiêm, cháu 4 đời của Đặng Dung là một nho sĩ yêu nước vào thế kỷ XV đã tôn vinh bậc Nữ lưu của dân tộc qua bốn câu thơ bất hủ:
Vương hầu văn võ thảy đều Hùng, Mười tám chi vua hiệu vẫn chung … Đời trải hơn nghìn con cháu tiếp, Trưng Vương còn giữ nếp Tiên Rồng ..!
Lịch sử danh nhân Việt Nam nói riêng và cả nhân loại nói chung, không có bậc nữ lưu nào có thể sánh ngang với Hai Bà Trưng. Lời hịch xuất quân của Bà Trưng gần 2 ngàn năm về trước đã thể hiện cao độ lòng yêu nước thương nòi kế thừa sự nghiệp dựng nước và giữ nước của tiền nhân cùng với tình thuỷ chung chồng vợ của đạo lý Việt Nam được dân gian thi vị hóa:
Một xin rửa sạch thù nhà, Hai xin nối lại nghiệp xưa vua Hùng … Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này ..!
Sử gia Lê văn Hưu đời Trần trong “Đại Việt Sử ký” chép: “Trưng Trắc Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và sáu mươi lăm thành trì ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết là hình thế đất Việt ta có thể dựng cơ nghiệp Bá vương !
Từ nợ nước đến thù nhà, biểu trưng tuyệt vời của lòng yêu nước hòa quyện với tiết nghĩa thủy chung của người phụ nữ Việt Nam đã được nữ sĩ Ngân Giang diễn tả qua tâm trạng của Trưng Trắc:
Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa, Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi … Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá, Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ loi ..!
Sau khi Hán tộc xâm lược, Nam Việt tiêu vong năm 111 TDL và sau khi Hai Bà Trưng thất bại năm 43, một lần nữa quân dân Nam Việt phải rời bỏ Giao Chỉ bộ là phần đất cuối cùng ở Hoa Nam để xuống phương Nam. Các chi tộc trong Bách Việt ở Hoa Nam đã hội nhập với cộng đồng Bách Việt định cư từ lâu trên phần đất Việt Nam hiện nay. Tất cả đã tạo thành một sức mạnh tổng lực như một bức tường thành bất khả xâm phạm ngăn chặn Hán tộc xâm lược để Việt Nam tồn tại mãi tới ngày nay.
Với lòng yêu nước thương nòi và tấm lòng trung trinh tiết liệt thanh cao vời vợi của người phụ nữ Việt Nam, Hai Bà đã biểu trưng cho khí phách anh hùng của bậc nữ lưu. Giá trị tinh thần này không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn là di sản văn hoá của cả nhân loại nữa.
CHÚ THÍCH.
7. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngoại Kỷ, q. III, bản dịch Nhượng Tống (Hà Nội: Tân Việt, 1944 chép là dân ta đi ngang ném đá vào vì sợ cột đồng gãy chỉ đúng phần nào vì sợ lời nguyền “Giao Chỉ diệt!” nhưng mặt khác đó chính là biểu lộ lòng yêu nước muốn ném đá vào để lấp đi cái chứng tích của Mã Viện nên ngày nay không còn dấu vết của cột đồng nữa.
8. Man Thư là sách sử của người Man. Trước đây chúng ta cho rằng Hán tộc gọi tộc Việt là Man, man di mọi rợ nhưng công trình nghiên cứu của nhà ngôn ngữ Nguyễn Hy Vọng trích dẫn sách La Civilization de los Origenenes Los hombres de la historia. BuenosAires, Abril de 1977/ Centro editor de Am érica Latina, SA/ Junin 981-Bunos Aires cho chúng ta biết rằng hai chữ Vạn An là phiên âm của Mạn An (người Man). Điều này cho thấy chữ Man là danh từ riêng nên không thể hiểu theo chữ Tàu là man di mọi rợ được.
9. Henri Maspéro: tập XVIII, số 3 năm 1918 của tập san Bulletin de l’EFEO (Trường Viễn Đông Bác Cổ),Cuối đời Mã Viện còn ảnh hưởng do “con ngựa thép” mà họ Mã tịch thu trống đồng Lạc Việt để đúc dâng vua Hán. Sử sách Trung Quốc chép rằng: “ Trên đường hành quân trời nắng nóng nên Mã Viện chi đi chậm rãi để dưỡng sức, lại bị 2 Phò mã là Lương Tùng và Đậu Cố và phó tướng Mã Vũ trình lên vua Hán là cố ý hành quân chậm chạp và khi đi đánh Giao Chỉ về đem theo vàng bạc nhưng giấu vua chỉ dâng vua một con ngựa thép mà thôi nên bị Hán Quang Vũ cho thu hồi ấn tín và không cho chôn cất…Vợ Viện lấy rơm buộc 2 con trai và 3 gái đến xin vua gia ân cho được chôn cất. Mãi đến lần thứ 6, vua mới đồng ý để nghe trình bày nỗi oan. Vua cho người đến khám xét nhà chỉ thấy xe đầy ý dĩ (bo bo) để Mã Viện chữa phong thấp mà thôi. Hán Quang Vũ biết Mã Viện bị oan nhưng vẫn không trả lại ấn tín và cũng không cho ghi vào bảng phong thần 28 anh hùng hảo Hán…!. Cuộc đời Mã Viện xét cho cùng thật là thấm thía làm sao ..!?
10. Hán tộc du mục lấy làm hãnh diện về câu nói này nên mới cổ vũ cho cái chết ngoài chiến trường của Nam tử Hán là “Da ngựa bọc thây”. Thanh niên Việt sẵn sàng hy sinh để bảo vệ giang sơn gấm vóc nên xem cái chết nhẹ như lông Hồng là con chim Hồng Hạc. Dân gian thường phân biệt hình ảnh của con ngựa chiến của tộc người du mục phương Bắc và vật biểu Chim của phương Nam để nói lên sự khác biệt giữa cư dân nông nghiệp và dân du mục Hán: “Việt điểu sào Nam chi, Hồ mã tê Bắc phong” nghĩa là con chim Việt thì đậu cành Nam còn con ngựa Hồ thường hí đón gió Bắc 11. Trong cáo buộc thứ hai, Mã Viện bị gán cho cái tội đã biển thủ ngọc trai và sừng tê giác trong các chiến dịch quân sự. Đây là sự thực khó tránh được của một đội quân xâm lược, dù rằng trong đoàn xe tải trở về, Mã Viện có chở một số lượng lớn hạt ý dĩ về Lạc Dương. Hạt ý dĩ là món ăn ưa thích của Mã Viện vì hạt ý dĩ có khả năng chống lại chướng khí, bệnh dịch truyền nhiễm hoành hành. Hạt ý dĩ là một loại cây thân thảo, có quả với nhân màu trắng, được trồng trọt tại miền nam Trung Quốc và miền Bắc VN.
11. Trong cáo buộc thứ hai, Mã Viện bị gán cho cái tội đã biển thủ ngọc trai và sừng tê giác trong các chiến dịch quân sự. Đây là sự thực khó tránh được của một đội quân xâm lược, dù rằng trong đoàn xe tải trở về, Mã Viện có chở một số lượng lớn hạt ý dĩ về Lạc Dương. Hạt ý dĩ là món ăn ưa thích của Mã Viện vì hạt ý dĩ có khả năng chống lại chướng khí, bệnh dịch truyền nhiễm hoành hành. Hạt ý dĩ là một loại cây thân thảo, có quả với nhân màu trắng, được trồng trọt tại miền nam Trung Quốc và miền Bắc VN.
12. Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất của bác sỹ Trần Ðại Sỹ, Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp Á “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống DNA”. Tại Khúc Giang (Quảng Đông) hiện nay còn đền thờ Nữ tướng của Đức Trưng Nữ Vương, là Đàm Ngọc Nga, tước Nguyệt Điện Công Chúa. Tại đây còn nhiều di tích trong trận chiến long trời lở đất của Bà với quân Mã Viện. Ngoài ra, còn có đền thờ Nữ tướng Trần Thị Phương Châu, tước Nam Hải Công Chúa. Bà tuẫn quốc tại đây vào đầu cuộc khởi nghĩa năm 39 dl. Sử Việt có ghi vào năm 1288 dl, Vua Trần Nhân Tôn đã sai Đại thần Đoàn Nhữ Hải qua Khúc Giang trùng tu đền thờ Ngài. Tại Quảng Đông và Quảng Tây có nhiều đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thánh Thiên, tước Nam Hải Công Chúa. Và hy sinh tại vùng này vào năm 42 dl. Dọc miền duyên hải Quảng Đông, Phúc Kiến, và đảo Hải Nam có nhiều đền thờ Nữ tướng Trần Quốc, tước Gia Hưng Công Chúa. Dân trong vùng này đã tôn Bà là Giao Long Tiên Nữ giáng trần vì Bà rất hiển linh.
Trich trong lichsuhuyenbivietnam