Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long. Ông sinh ngày 16-11 năm Đinh Mùi tức ngày 16-11-1907, tại làng Hàn Giang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông có các bút hiệu: Tứ Ly, Tường Vân, Hoàng Đạo, đôi khi ký Phúc Vân (tên quy y Phật pháp)
Thuở nhỏ Nguyễn Tường Long học trường huyện, tên là Nguyễn Tùng Tư (chính ra là Tứ), sau vì không đủ tuổi đi thi, gia đình khai thêm bốn tuổi đổi tên thành Nguyễn Tường Long, và đổi ngày sinh (trên giấy khai sinh) thành 3-4-1903.
Năm 1924, đậu bằng Cao đẳng tiểu học Pháp (Diplôme étude primaire supérieure indigène, dân chúng gọi tắt là Đíp Lôm, sau này là Trung học đệ nhất cấp), và đỗ vào trường Luật Đông Dương Hà Nội. (Thời đó, có bằng Đíp Lôm là được thi vào các trường Cao Đẳng như Mỹ thuật, Sư phạm, ngay cả viết những bài đả kích châm biếm toàn bộ hệ thống quan lại của chính quyền thuộc địa và Triều đình Huế, bài trừ hủ tục trong xã hội Việt Nam. Những bài lý luận thời sự của ông, dẫn dắt tờ báo, điều khiển linh hồn cả hai tờ Phong Hoá và sau này Ngày Nay.
Ông rất gần Nhất Linh với chủ trương diệt ngu dốt, đả phá những phong tục cổ hủ, nâng cao dân trí và theo mới triệt để. Lý luận của ông rất sắc bén và gây ảnh hưởng sâu đậm tới thanh niên thời bấy giờ.
Năm 1933, Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn gồm sáu thành viên đầu tiên : Nhất Linh, Khái Hưng, Tứ Ly Nguyễn Tường Long, Thế Lữ, Thạch Lam và Tú Mỡ. Sau này thêm thi sĩ Xuân Diệu thành bẩy người.
Tháng Sáu 1936, Phong Hoá sau số 190 đã bị Pháp đóng cửa. Tờ Ngày Nay, từ tháng Một 1935, là tờ báo dự trữ của Tự Lực Văn Đoàn đã nổi lên và thay thế Phong Hoá. Nguyễn Tường Long đổi bút hiệu thành Hoàng Đạo (giờ tốt nhất trong bói toán), ông hoàn tất những hồ sơ lớn về Vấn đề thuộc địa, Vấn đề cần lao, Công dân giáo dục, và phụ trách những mục:
- Người và Việc (cùng với những cây bút khác của Tự Lực Văn Đoàn).
- Cuốn Trước vành móng ngựa – một loại Phóng sự ghi lại những tình cảnh bi hài của dân nghèo trước toà tiểu hình của Pháp đặt ra, nơi chính Hoàng Đạo có mặt, làm việc hàng ngày. Khi còn đăng báo hàng tuần với từng bài nhỏ, người ta chưa thấy được hết ý nghĩa của loạt bài này. Nhưng khi thu góp tất cả trong một cuốn sách, thì đó chính là một lời tố cáo rõ nét
nhất của cái chế độ nô lệ tàn nhẫn ghê gớm mà thực dân Pháp áp đặt lên dân thuộc địa nghèo đói, ngây dại Việt Nam. Đồng thời trong đó Hoàng Đạo đã sử dụng nghệ thuật viết văn phóng sự bằng một ngôn ngữ phải nói là đã đổi mới lạ lùng so với thời đó: sắc cạnh, châm biếm, sâu sắc và đau đớn vô cùng. Hoàng Đạo xứng đáng là một văn sĩ tài danh của Tự Lực Văn Đoàn trong thể loại phóng sự chính trị châm biếm này.
Sau số báo Ngày Nay 224 ra ngày 07 tháng 9, 1940, báo bị Pháp đóng cửa. Thời thế và tinh thần dân chúng đã chuyển sang chính trị, các nhân viên toà báo cũng vậy.
Năm 1941, Hoàng Đạo, Khái Hưng và Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt ở Hà Nội cùng nhiều người làm cách mạng, sau đó bị đưa đi an trí tại Vụ Bản thuộc Châu Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Mãi đến năm 1943 Hoàng Đạo và Khái Hưng mới được giải về quản thúc tại Hà Nội.
Sau Thế Chiến thứ hai, Pháp trở lại Việt Nam tháng 12/1946. Việc hoà giải bất thành, một số chính trị gia lánh sang Trung Hoa, trong đó có Hoàng Đạo.
Ông mất đột ngột ngày 22/7/1948 (16/6 năm Mậu Tý), trên chuyến xe lửa từ Hương Cảng về Quảng Châu, thi hài ông được an táng tại thị trấn Thạch Long Trung Hoa.
Tác phẩm do nhà xuất bản Đời Nay đã in gồm có:
- Bùn lầy nước đọng. Đời Nay, 1938 (vừa xuất bản đã bị chính quyền thuộc địa
cấm lưu hành),
- Con đường sáng: tiểu thuyết, Đời Nay, 1940.
- Mười điều tâm niệm: tiểu luận, Đời Nay, 1939.
- Tiếng đàn: truyện ngắn, Đời Nay, 1941.
- Trước vành móng ngựa: phóng sự, Đời Nay, Hà Nội, 1938).
Những truyện nhi đồng trong loại Sách Hồng, Đời Nay in gồm có:
- Cô bé đuôi cá: truyện thần tiên của Hans Christian Andersen, Hoàng Đạo dịch, 1944.
- Con cá thần, 1939.
- Con chim gi sừng, 1941.
- Con chim họa mi: truyện của Hans Christian Andersen, Hoàng Đạo dịch,1944.
- Con hươu sao, 1944.
- Lan và Huệ, 1941.
- Lên cung trăng, 1940.
- Sơn tinh, 1940.
Nguồn Viện Việt Học