Thời kỳ tự chủ bắt đầu từ năm 939, sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. chấm dứt ách Bắc thuộc một ngàn năm. Ngô Quyền xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa, chỉnh đốn triều nghi, đặt quan chức và sửa sang binh bị.
Nhà Ngô truyền được hai đời:
1/ Ngô Quyền (939-945)
2/ Hậu Ngô Vương (950-956).
Triều Nhà Ngô bị gián đoạn 5 năm vì hai con trai của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Căn cùng chia nhau làm vương. Nhưng Ngô Xương Ngập Thiên Sách Vương bị Dương Tam Kha cướp ngôi một thời gian. Nhân dân và thổ hào bất bình nổi lên ở khắp nơi và xưng là “Xứ quân” hay “Sứ quân”. Đó là giai đoạn mà sử gọi là Loạn Mười Hai Sứ quân thường tranh giành đất đai khiến dân điêu linh, khổ sở. Sau nhờ Đinh Bộ Lĩnh dẹp được 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng Đế lập ra Nhà Đinh năm 968, đóng đô ở Hoa Lư (Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).
Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Tiên Hoàng (968-979). Nhà Đinh truyền được hai đời, đời sau chỉ có một năm là Vệ vương Phế Đế (979-980). Đinh Tiên Hoàng bị gian thần Đỗ Thích sát hại.
Thập Đạo Tướng quân của nhà Đinh là Lê Hoàn được tôn lên làm Vua, tức vua Lê Đại Hành, lập nên nhà Lê và truyền được ba đời:
- Lê Đại Hành (980-1005)
- Lê Trung Tôn (1005) chỉ làm vua được 03 ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người ám sát.
- Lê Long Đỉnh cướp ngôi anh. Nhưng vì hoang dâm vô độ, mắc bệnh không ngồi được, phải nằm dài khi lên triều nên sử gọi là “Lê Ngọa triều” một vị vua bệnh hoạn và tàn ác khát máu.
Lê Long Đỉnh chết, con còn nhỏ, triều đình oán ghét Long Đỉnh nên đã tôn danh tướng Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra Nhà Lý từ 1010 đến 1225 với 8 đời vua.
Lý Thái Tổ đã đời đô từ Hoa Lư chật hẹp về La Thành và đặt tên là Thăng Long (tức Hà Nội bây giờ).
Nhà Lý là thời đại vẻ vang nhất trong lịch sử Việt Nam. Đây là thời đại Việt Nam thịnh trị, mạnh về kinh tế, quân sự và an sinh xã hội.
Nhà Lý với các danh tướng như Lê Phụng Hiểu có công đánh dẹp Chiêm Thành ở phía Nam, như Lý Thường Kiệt đem quân trừng phạt Nhà Tống tận phương Bắc, khiến cho quân tương nhà Tống xâm lăng nhiều phen kinh hồn bạt vía.
Trước 1975, dường như hầu hết con dân Việt Nam từ bậc tiểu học đều biết đến danh tướng Lý Thường Kiệt, người đã “phá Tống, bình Chiêm. Các sách giáo khoa tiểu học thường trích thơ lịch sử từ Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca để dạy cho học sinh về các anh hùng, liệt nữ.
Đây là đoạn nói về Lý Thường Kiệt:
Lý Thường Kiệt bại Chiêm, phá Tống
Thân chinh xe ngựa trì khu , Phá Sa động bắt man tù Nguỵ Phang . Chiêm Thành nộp đất xin hàng, Ba châu qui phụ một đường thanh di . Tống binh xâm nhiễu biên thuỳ, Tướng quân Thường Kiệt dựng cờ Bắc chinh . Bên song Như Nguyệt trú dinh , Giang sơn dường có thần linh hộ trì . Miếu tiền phảng phất ngâm thi, Như phân địa thế, như trì thiên binh . Bấy giờ Tống mới hư kinh , Giảng hoà lại trả mấy thành cố cương . Lại còn hối hận một chương: ” Tham voi Giao Chỉ, mất vàng Quảng nguyên” Năm mươi năm lẻ lâu bền, Vũ công văn đức rạng truyền sử xạnh Thượng dương sao nỡ bạc tình, Để bà Dương hậu một mình ngậm oạn Kìa Lê văn Thịnh mưu gian, Thương chi quái hổ mà khoan lưới hình! Phật từ như quả chứng minh , Chuông chùa Diên Hựu đã thành phúc cai . Cớ sao Trừ quân lại thác vào người hoá duyển
Chiến công hung vĩ nhất của Lý Thường Kiệt là trận đánh ngăn chặn quân nhà Tống xâm lăng tại song Như Nguyệt, của Nam quốc.
Tống binh xâm nhiễu biên thuỳ, Tướng quân Thường Kiệt dựng cờ Bắc chinh . Bên song Như Nguyệt trú dinh , Giang sơn dường có thần linh hộ trì . Miếu tiền phảng phất ngâm thi, Như phân địa thế, như trì thiên binh .
Sách Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) chép rằng:
“Lý thường Kiệt và Tôn Đản sang đánh nhà Tống giết hại cả thảy đến 10 vạn người, rồi lại bắt người lấy của đem về nước.
“Tống-triều được tin quân nhà Lý sang đánh-phá ở châu Khâm, châu Liêm và châu Ung, lấy làm tức-giận lắm, bèn sai Quách Quì 郭 逵 làm Chiêu-thảo-sứ, Triệu Tiết 趙 禼 làm phó, đem 9 tướng quân cùng hội với nước Chiêm-thành và Chân-lạp chia đường sang đánh nước Nam ta.
“Tháng chạp năm bính-thìn (1076) quân nhà Tống vào địa-hạt nước ta. Lý-triều sai Lý thường Kiệt đem binh đi cự địch. Lý Thường Kiệt đánh chặn quân nhà Tống ở sông Như Nguyệt (làng Như-nguyệt ở Bắc-ninh, tức là sông Cầu bây giờ). Quân nhà Tống đánh trận ấy chết hơn 1000 người, Quách Quì tiến quân về phía tây, đến đóng ở bờ sông Phú-lương.
Lý thường Kiệt đem binh-thuyền lên đón đánh không cho quân nhà Tống sang sông. Quân Tống mới chặt gỗ làm máy bắn đá sang như mưa, thuyền của ta thủng nát mất nhiều, quân-sĩ chết hàng mấy nghìn người. Lúc bấy giờ quân nhà Tống đánh hăng lắm, Lý thường Kiệt hết sức chống giữ, nhưng sợ quân mình có ngã lòng chăng, bèn đặt ra một chuyện nói rằng có thần cho bốn câu thơ:
Nam-quốc sơn-hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm-phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Quân-lính nghe đọc mấy câu thơ ấy, ai nấy đều nức lòng đánh giặc, quân nhà Tống không tiến lên được. Hai bên cứ chống giữ nhau mãi. Lý-triều sợ đánh lâu không lợi, bèn sai sứ sang Tống xin hoãn binh.
Vua Tống thấy quân mình không tiến lên được, mà lại đóng ở chỗ chướng-địa, quân-sĩ trước sang hơn 8 vạn, sau chết đến quá nửa, cho nên cũng thuận hoãn binh lui về, chiếm-giữ châu Quảng-nguyên (bây giờ là châu Quảng-uyên, tỉnh Cao-bằng), châu Tư-lang (bây giờ là châu Thượng-lang và Hạ-lang, tỉnh Cao-bằng), châu Tô, châu Mậu (ở giáp-giới tỉnh Cao-bằng và tỉnh Lạng-sơn) và huyện Quảng-lang (Ôn-châu, tỉnh Lạng-sơn).
Đến năm mậu-ngọ (1078) Lý Nhân Tông sai Đào tôn Nguyên 陶 尊 元 đưa voi sang cống nhà Tống và đòi lại những châu huyện ở mạn Quảng-nguyên. Vua Tống bắt phải trả những người châu Khâm, châu Liêm và châu Ung mà quân nhà Lý bắt về ngày trước, rồi mới trả châu huyện cho nhà Lý. Sang năm kỷ-mùi (1079) Nhân-tông cho những người Tàu về nước, tất cả chỉ có 221 người. Con trai thì thích ba chữ vào trán, từ 15 tuổi trở lên thì thích: Thiên-tử binh; 20 tuổi trở lên thì thích: Đầu Nam-triều; còn con gái thì thích vào tay trái hai chữ: Quan-khách.
Đất Quảng-nguyên từ khi bọn Quách Quì lấy được, cải tên là Thuận-châu và có 3.000 quân Tống ở lại giữ, nhưng vì đất lam-chướng, mười phần chết đến năm sáu.
Đến khi nhà Lý cho những người châu Khâm, châu Liêm và châu Ung về Tàu, vua nhà Tống trả lại châu Quảng-nguyên.
Đến mùa hạ năm giáp-tí (1084) Nhân-tông sai quan binh-bộ Thị-lang là Lê văn Thịnh 黎 文 盛 sang nhà Tống bàn việc chia địa-giới. Lê văn Thịnh phân-giải mọi lẽ, nhà Tống trả nốt cả mấy huyện mà trước còn giữ lại. Từ đó nước ta và nước Tàu lại thông sứ như cũ.
Năm đinh mão (1087) vua nhà Tống phong cho Nhân-tông là Nam-bình-vương.
Nhà Tống bấy giờ đã suy-nhược, đến năm bính-ngọ (1126) nước Kim 金 (Mãn-châu) sang lấy mất cả phía bắc nước Tàu, nhà Tống dời đô về đóng ở Hàng-châu 杭 州 (thuộc Chiết-giang) gọi là Nam-tống.
“Nước Chiêm-thành thỉnh-thoảng cứ hay sang quấy-nhiễu, đánh thế nào cũng không được. Năm ất-mão (1075) trước khi đi đánh nhà Tống, Lý thường Kiệt đã sang đánh Chiêm-thành, vẽ được địa-đồ ba châu của Chế Cũ đã nhường ngày trước, rồi cho người sang ở.
Năm quí-mùi (1103) ở Diễn-châu (thuộc Nghệ-an) có Lý Giác 李 覺 làm phản. Lý thường Kiệt vào đánh, Lý Giác thua chạy sang Chiêm-thành đem quốc-vương là Chế ma Na 制 麻 那 sang đánh lấy lại ba châu Ma-linh, Bố-chính, v.v… Sang năm sau là năm giáp-thân (1104) vua Nhân-tông sai Lý thường Kiệt vào đánh Chiêm-thành. Chế ma Na thua chạy xin trả lại ba châu như cũ.
Lý thường Kiệt bấy giờ đã ngoài 70 tuổi đi đánh Chiêm-thành về được một năm thì mất. Ông là người ở phường Thái-hòa, huyện Thọ-xương (thành phố Hà-nội), có tướng tài, tinh thao-lược, bắc đánh Tống, nam bình Chiêm, thật là một người danh-tướng nước ta vậy.” (trích VNSL).
Về bài thơ Nam quốc Sơn hà còn có truyền thuyết như sau:
Tương truyền, năm 1077, hơn 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược Đại Việt. Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt thì bị chặn.
Nhiều trận chiến ác liệt đã xảy ra tại đây nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát, ở phía nam bờ sông, giả làm thần đọc vang bài thơ:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư. Như hà Bắc lỗ lai xâm lược, Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.
(Sông núi nước Nam thì vua Nam ở. Thượng đế đã định như vậy trong sách trời. Cớ sao giặc phương Bắc lại tới đây xâm lược, Gươm sáng sẽ chém hết các ngươi tan tành như chẻ tre.)
Nhờ thế tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí quân Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hoà, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt. Một số nhận định xem bài thơ này là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
Bài thơ này nằm trong truyền thuyết về hai anh em Trương Hống, Trương Hát. Có tài liệu gắn truyền thuyết này với Lý Thường Kiệt trong cuộc chiến chống quân Tống năm 1076, sớm nhất là Việt điện u linh(Lý Tế Xuyên đời Trần), sau đó được nhiều sách sử khác như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án,… chép lại. Trong khi đó, sách Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp đời Trần) lại gắn truyền thuyết này với cuộc chiến chống quân Tống lần thứ nhất thời Tiền Lê của Lê Đại Hành năm 981, với nội dung như sau:
南國山河南帝居, 皇天已定在天書。 如何北虜來侵掠, 白刃翻成破竹餘。
Bản dịch của Nguyễn Đổng Chi
Nước Nam Việt có vua Nam Việt, Trên sách trời chia biệt rành rành. Cớ sao giặc dám hoành hành? Rồi đây bay sẽ tan tành cho coi.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm, Nhất trận phong ba tận tảo trừ.
Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn
Sông núi nước Nam, vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Bản dịch này từ lâu phổ biến trên nhiều sách báo và trong nhà trường, song không ghi tên dịch giả Hoàng Xuân Hãn (1908-1996).
THÔNG ĐIỆP TỪ BÀI THƠ “Nam Quốc Sơn Hà”
Với nội dung khẳng định vị trí và chủ quyền của Vua Nam trên Nước Nam và niềm tin vào Sách Trời cùng định luật nhân quả đối với kẻ xâm lăng, có thể xem bài thơ mà Lý Thường Kiệt đã sử dụng để củng cố tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của quân binh Đại Việt, như là BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP đầu tiên của dân tộc Việt, sau một ngàn năm bị lệ thuộc kẻ thù Phương Bắc mà sử Việt thường gọi là giặc Tàu.
Thật vậy, Đại Việt là một nước có chủ quyền, có Vua lãnh đạo, vấn đề biên giới đã ghi rõ rang trong sách Trời tức là lãnh thổ đã được phân định. Do đó, không ai có quyền đem quân xâm phạm, nếu đem quân xâm lăng chắc chắn sẽ phải chuốc lấy thảm bại.
Và quân tướng giặc nhà Tống từ phương Bắc đến đánh Đại Việt đã bị thua trận thảm hại. Quân binh Đại Việt dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt đã chiến thắng vẻ vang, bờ cõi nước Nam được bảo vệ vững chắc. Vua Nhà Tống phải chấp nhận giảng hòa để có thể rút tàn quân về Bắc…
Thông điệp về chủ quyền dân tộc và biên cương đất nước từ cuối thế kỷ thứ 11 dường như đã bị nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam lãng quên, không coi việc bảo vệ đất nước là chính, khiến cho Trung cộng thừa cơ lộng hành đánh chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều vùng biển, vùng đất khác của Tổ Quốc Việt Nam…
Có lẽ vì vậy mà trong chuyến viếng thăm Việt Nam chính thức, trong khi đọc diễn văn trước 2000 ngàn người Việt tại Hà Nội, Tổng Thống Mỹ Barack Obama đã đọc bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt như một sự nhắc nhở rằng Việt Nam là một nước có chủ quyền, phải tự lo mà bảo vệ. Tổng Thống Obama cũng nhắc lại trang sử một ngàn năm bị giặc tàu đô hộ…và nhấn mạnh “
“Nhưng trong nhiều thế kỷ, vận mệnh của Việt Nam đã nhiều lần bị các thế lực bên ngoài chi phối, những mảnh đất yêu thương đã có lúc thuộc về người khác. Nhưng cũng như cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được thể hiện rõ qua những câu thơ của Lý Thường Kiệt:
Sông núi nước Nam vua Nam ở.
Rành rành định phận ở sách trời.
NGUYỄN CHÂU
Nguồn Chương trình DI SẢN VIỆT Calitoday