Tiền giấy đầu tiên của Việt Nam
Thời nhà Hồ ở Việt Nam đã ban hành tiền giấy năm 1396. Đó là một thời điểm rất sớm so với lịch sử tiền giấy nhưng chính sách ban hành tiền giấy đó không hề được đánh giá là tiến bộ và đã thất bại.
Theo Sử cũ chép lại: "Mùa hạ, tháng 4 năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái năm thứ 9 (1396) (khi đó Hồ Quý Ly chưa cướp ngôi nhà Trần) bắt đầu phát hành tiền giấy "Thông bảo hội sao". In xong, hạ lệnh cho người đem tiền đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy tiền giấy 1 quan 2 tiền. Thể thức tiền giấy: Giấy 10 đồng vẽ rong; 30 đồng vẽ sóng; 1 tiền vẽ mây; 2 tiền vẽ rùa; 3 tiền vẽ lân; 5 tiền vẽ phượng; 1 quan vẽ rồng. Ai làm giả phải tội chết, tịch thu điền sản vào nhà nước. Cấm hẳn tiền đồng không được chứa và tiêu riêng; đều thu lại chứa tại Ngao Trì, chứa tại kinh thành và ở trị sở các xứ. Ai phạm thì cũng phải tội như trên".
Đồng tiền giấy này đã được đưa vào trong việc xử dụng lưu chuyển tiền tệ một cách triệt để. Nó khác hẳn tiền giấy của Trung Quốc, chỉ lưu chuyển rất hạn chế. Không hiểu khi đó Hồ Quý Ly lấy ý tưởng độc đáo này ở đâu vì trước đó không có tiền lệ lịch sử ở đâu làm điều tương tự. Chỉ biết rằng chính sách này của Hồ Quý Ly là nhằm mục đích thu thập kim loại làm vũ khí cho chiến tranh. Cách phát hành tiền là đổi hoàn toàn tiền cũ lấy tiền mới, nên về lí thuyết nó không ảnh hưởng gì tới giá trị đồng tiền mà thậm chí đó là một tư tưởng tiến bộ giúp tiết kiệm kim loại và sử dụng tiền thuận tiện hơn.
Sự ra đời tiền giấy phải có những tiền đề kinh tế của nó, phải trải qua những giai đoạn thai nghén trung gian để có được lòng tin của dân chúng, có cơ chế điều hành của hệ thống tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, theo lịch sử đã ghi nhận: vừa mới ban hành tiền giấy, nhà nước đã ban hành một chính sách độc đoán hơn cả tính chất độc đoán sẵn có của tiền giấy: Cấm hẳn tiêu tiền kim loại. Thực tế, đến năm 1403 tức sau bảy năm ban hành, tiền giấy vẫn không được ưa dùng, và do nhà nước cấm tiền đồng, nhân dân buộc phải trao đổi theo hình thức hàng đổi hàng. Nhà nước đã phải định giá tiền giấy cho trao đổi, lập điều luật định tội không tiêu tiền giấy.
Nhà nước ngoài việc dùng pháp luật cưỡng bức còn đưa ra nhiều biện pháp khác cố làm cho đồng tiền đó được lưu hành rộng rãi trong nhân dân. Năm 1401, Hồ Hán Thương đặt kho Thường bình, phát tiền giấy cho các lộ, theo thời giá đong thóc chứa vào kho ấy. Năm 1402, định lại các thuế về tô ruộng, theo đó: Triều đình trước mỗi mẫu thu 3 thăng thóc nay thu 5 thăng nhưng nộp bằng tiền giấy thì được giảm đi. Thuế đinh cũng tương tự, thu bằng thóc thì thu nặng hơn trước nhưng thu bằng tiền giấy thì lại giảm đi. Bằng những biện pháp cưỡng bức kết hợp với khuyến khích như vậy mà tiền giấy vẫn không được lưu chuyển dù rất ít. Và thực tế chính sách tiền giấy của Hồ Quý Ly đã hoàn toàn thất bại.
Giấy Bạc Đông Dương
Thời kỳ Việt Nam là một phần Đông Dương thuộc Pháp, đơn vị tiền tệ cả khu vực là Piastre, thường gọi là "bạc". Lúc đầu có đồng bạc Mexico nặng 27,73 gam, sau đó có đồng bạc Đông Dương nặng 27 gam.
Giấy bạc Đông Dương: Nếu không kể đến tờ tiền giấy thất bại của Hồ Quý Ly thì giấy bạc Đông Dương được xem là tờ tiền đầu tiên của Việt Nam. Đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và luân chuyển trong thời gian từ 1885 đến năm 1954. Trên tờ tiền có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của Lào, Campuchia và Việt Nam
Tiền này được lưu hành chung ở 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu hành. Mặt trước tiền đồng có dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” in bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Hồ Chí Minh. Mặt sau in hình Công – Nông – Binh. Các con số ghi mệnh giá theo số Ả-Rập hoặc chữ Hán, Lào, Campuchia.
Tiền giấy của Việt Nam Cộng Hoà
Năm 1953, chi nhánh Việt Nam của Viện Phát hành Quốc gia Việt, Miên, Lào (tiếng Pháp: Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Vietnam) đã phát hành các giấy bạc có hai tên gọi trên đó là piastre và đồng. Đồng thời, hai chi nhánh khác có dàn xếp tương tự với riel ở Campuchia và kíp ở Lào. Tiền Đồng lưu hành ở những khu vực của Việt Nam không nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản, tức trên lãnh thổ miền nam Việt Nam xét vào năm 1954.
Năm 1955, các tờ giấy bạc đồng độc lập thực sự đã được Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành.
Nguồn wikipedia
Nhờ đọc bài này mình hiểu được nhiều hơn về tiền giấy của nước mình qua nhiều thời đại ,cám ơn Adm nhiều
Bai hay lam. Thanks Adm
Minh còn giữ được tiền thời VNCH about 10 tờ
Wow cool topic.!