Bạn có chú ý và nhận thấy sự thay đổi tinh tế trong cơ thể khi trải qua các trạng thái tâm lý như lo lắng, trầm cảm, tức giận, buồn chán… Ví dụ thường xuyên tức giận sẽ đau gan, căng thẳng lo lắng sẽ đau dạ dày, ung thư có liên quan đến sự oán giận lâu dài, thích phê bình người khác sẽ bị sưng khớp…
Các nghiên cứu trong Tây y đều cho thấy rằng có hơn 200 bệnh liên quan đến cảm xúc và hơn 70% mọi người sẽ phải chịu “sự tổn hại” bởi cảm xúc lên lục phủ ngũ tạng. Thực tế, trong thân thể mỗi người đều có một sự thay đổi cảm xúc khác nhau. Làm thế nào để kiểm soát và ngăn chúng gây hại cho cơ thể. Có mối quan hệ mật thiết nào giữa cảm xúc và bệnh tật?
Khoảng 5.000 năm trước, trong Hoàng Đế Nội Kinh, tác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Hoa đã đề cập đến 7 loại cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh. Cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề tu dưỡng tinh thần là quan trọng hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng ngừa bệnh.
Theo quan điểm “Hình thần hợp nhất” của Đông y, hệ thống Tạng phủ trong thân thể không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, mà còn chi phối các hoạt động tâm lý. Mỗi loại cảm xúc tương ứng với một Tạng nhất định: “kinh” và “hỷ” thông ứng với tạng Tâm; “nộ” ứng với tạng Can, “tư” ứng với tạng Tỳ; “bi” và “ưu” ứng với tạng Phế; “khủng” ứng với tạng Thận. Nói cách khác, cảm xúc là biểu hiện bên ngoài của hoạt động Tạng phủ; tựa như là chiếc “phong vũ biểu” (dụng cụ đo áp suất khí quyển, dự đoán về tình hình mưa gió), phản ánh tình trạng hoạt động của Tạng phủ bên trong cơ thể. Tạng phủ kiện toàn thì tinh thần sáng suốt, tâm trạng thoải mái. Và ngược lại, khi tâm lý điều hòa, tâm trạng ổn định thì nội tạng cũng sẽ kiện toàn.
Cảm xúc là tín hiệu cảnh báo của cơ thể
‘Mệt quá’ là danh từ quen thuộc mọi người thường hay than phiền với nhau đôi khi không chỉ mệt thân còn cả mệt tâm. Theo các chuyên gia tâm lý, áp lực quá lớn sẽ gây rối loạn tâm thần, Một số người không nhận ra điều đó, nhưng thực sự đây là “tín hiệu báo động” mà cơ thể phát xuất ra.
Khi tâm trạng thay đổi, thường đi kèm với một loạt các thay đổi về sinh lý. Ví dụ, sợ hãi có thể làm đồng tử to hơn, khát nước, đổ mồ hôi và sắc mặt trắng bệch. Khi họ bị căng thẳng quá, sẽ ngày càng chán ghét hình dáng của mình, sẽ cảm thấy cách ăn mặc, trang điểm của bản thân đều không vừa mắt. Sau đó tóc và cánh mũi sẽ xuất hiện dầu, bực dọc, đổ mồ hôi, và thậm chí quá trình bài tiết ở phần dưới cơ thể sẽ bất thường hoặc có mùi. Theo các chuyên gia khoa tâm thần, những cảm xúc tiêu cực, nếu không thể tự thoát ra trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cảm xúc khác nhau tương ứng với các bệnh khác nhau
Các chuyên gia tâm lý đều nhìn nhận, những cảm xúc khác nhau tương ứng với các loại bệnh khác nhau. Ví dụ, sợ hãi và lo lắng có thể gây đau bụng; phê bình và áy náy gây viêm khớp, trầm cảm dẫn đến hen suyễn, những người thường xuyên tức giận dễ bị đau gan và dễ bị sưng viêm, sợ hãi có thể gây ra choáng váng và đau bụng kinh.
Đường tiêu hóa được coi là cơ quan có thể biểu lộ cảm xúc rõ ràng nhất, mọi thay đổi tâm lý có thể không đoán trước được. Các bệnh lý về đường tiêu hóa đứng đầu trong tất cả các bệnh có liên quan tới tâm lý, như loét dạ dày – sưng ruột, khoảng 10% số người trên toàn thế giới từng mắc bệnh này. Theo kinh nghiệm của một số người, khi hồi hộp và căng thẳng, sẽ bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy; khi bị căng thẳng, họ không thể ăn gì cả.
Người làm nghề lái xe, cảnh sát, nhà báo, bác sĩ cấp cứu… có tỷ lệ bị loét dạ dày lớn nhất. Tiếp theo là các bệnh về da. Có một số người, khi căng thẳng sẽ bị ngứa da đầu, khi cáu kỉnh sẽ làm gàu nhiều hơn, không ngủ được, rụng tóc nhiều và nổi mề đay khắp cơ thể. Mẩn ngứa và bệnh trĩ có thể là hậu quả của những cảm xúc tiêu cực lâu dài. Thứ ba là hệ thống nội tiết. Buồng trứng, tuyến vú của phái nữ và tuyến tiền liệt của phái nam dễ bị tổn thương nhất khi tâm trạng không tốt.
Nhiều nghiên cứu y học thực hành đã cho thấy rằng, các bệnh nhẹ như cảm lạnh, bệnh lớn như bệnh tim mạch và ung thư, có mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc. Những người có nhiều mâu thuẫn tâm lý, áp lực, thường cảm thấy bất an và không vui vẻ, đưa tới khả năng miễn dịch thấp, thường dễ mắc cảm lạnh, khi lo lắng có thể bị đau họng. Những người hay lo lắng có thể bị đau đầu, huyết áp cao và dễ mắc bệnh tim mạch, khả năng mắc ung thư cao gấp 3 lần so với người bình thường.
7 cảm xúc tổn hại sức khỏe cần loại bỏ
1. Tức giận
Chúng ta thường nghe rằng “cả giận mất khôn” với hàm ý khi giận dữ mà làm việc gì, đều không sáng suốt, thậm chí để lại hậu quả nghiêm trọng, lỡ lời hoặc lỡ hành động sai. Mỗi khi tức giận, bản thân bạn đã tự gây ra một “trận động đất” cho cơ thể, trong đó có một tác động rất lớn trên cơ thể ngay lập tức, và thiệt hại vô cùng lớn và không thể phục hồi. Lý luận của Tây y nhận định mỗi cơn tức giận sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra 20 loại bệnh tật khác nhau như: ung thư vú, suy nhược thần kinh, mất ngủ, nhồi máu não, đột quỵ, viêm loét dạ dày, cường tuyến giáp, mọc u, tức ngực, khó thở, ung thư phổi…
Kìm hãm cơn thịnh nộ: theo các chuyên gia tư vấn tại trung tâm tư vấn tâm lý, khi muốn nổi giận hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng trước mặt xuất hiện chữ “tức giận”. Trong tiếng Hán Việt “giận dữ” là nộ, hàm nghĩa nô lệ của cảm xúc. Đây chính là cách tự nhắc nhở bản thân đừng bao giờ nô lệ cho cảm xúc.
Tốt nhất không nên tức giận quá 3 phút và không đưa ra quyết định mù quáng vào lúc này. Theo tiến sĩ y học Mỹ Jonathan Dogof MD, bổ sung lượng chất béo và protein thích hợp có thể giúp tâm trạng trở nên bình tĩnh lại, một muỗng bơ đậu phộng mỗi ngày là một chọn lựa tốt. Đồng thời, những thực phẩm như lúa mạch, gạo lứt cũng có thể kích thích sự tiết ra các hỗn hợp amin giúp bạn bình tĩnh trở lại.
2. Buồn phiền
Theo Prevention, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Molecular Psychiatry nhận định “khi buồn chán, não thải ra các chất hóa học tương tự thuốc phiện để bù đắp, khiến hoạt động của hệ miễn dịch bị cản trở, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và những chuyển hóa có hại cho cơ thể. Kể cả khi buồn bã không phải trầm cảm lâu dài, nó vẫn ức chế cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định”, tiến sĩ John E. Mayer (Mỹ), nhà tâm lý học thực dụng kiêm tác giả cuốn Family Fit cho biết.
Nỗi buồn càng kéo dài, các tuyến gây căng thẳng thần kinh càng tăng. Kết quả là lượng đường trong máu, huyết áp, giấc ngủ bị xáo trộn. Bạn cũng dễ đau đầu, đau cơ khớp. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống sẽ thay đổi. Nghiên cứu năm 2013 của tờ Plos One cho thấy tâm trạng xấu khiến bạn rối loạn khẩu vị, muốn ăn thực phẩm có vị đắng, ngọt hoặc chua . Điều này dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và thừa cân, về lâu dài thậm chí gây ra huyết áp cao cùng bệnh tim. Tệ hơn, nỗi buồn của bạn còn kéo theo người thân lây tâm trạng, nhất là vợ/chồng, nghiên cứu năm 2014 đăng trên tạp chí Motivation and Emotion xác định.
Cách loại bỏ phiền muộn: hãy học cách mỉm cười ngay cả khi đang thấy buồn phiền nhất. Loại “hành động tâm lý giả tạo” này tốt cho việc loại bỏ những cảm xúc xấu. Hoặc xử dụng “phương pháp nhớ lại hạnh phúc”, suy nghĩ về những việc làm bạn thấy vui vẻ hạnh phúc trước đó, chuyển hướng sự tập trung. Tham gia các lớp học khí công, ngồi thiền, yoga để cân bằng trạng thái tâm lý giúp tinh thần hòa ái, từ bi.
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, tiến sĩ Jacob Tatebaum cho rằng, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu tryptophan như cá, thịt, đậu đen, hạt bí ngô có thể giúp bạn thoát khỏi buồn phiền.
3. Sợ hãi
Sợ hãi là một loại cảm xúc tiêu cực, hồi hộp quá khi bạn gặp những mối đe dọa. Sự căng thẳng tinh thần này xảy đến trước cả những mối đe dọa vô hình và hữu hình. Đây là phản ứng tự nhiên của mỗi người, nó giúp bạn nhận ra nguy hiểm, từ đó chuẩn bị tâm lý chống lại. Đây là một cảm giác bẩm sinh, đồng thời nó cũng là cảm giác đặc biệt của cơ thể. Nỗi sợ hãi có sự khác biệt và cấp độ lớn hơn nhiều so với lo lắng. Đôi khi nó làm cho chúng ta mất bình tĩnh, và tạo ra những kết quả xấu.
Sợ hãi khi giao tiếp với người khác là cảm giác lo lắng thái quá khi gặp, không muốn tiếp xúc, trò chuyện với bất kỳ ai. Trong cuộc sống, cảm xúc này sẽ khiến bạn mất tự tin, không muốn đối diện với sự thật hay bất cứ thứ gì ở ngoài vùng an toàn của bản thân. Nếu sợ hãi không cởi mở hay bày tỏ với ai trong thời gian dài, thần kinh sẽ trở nên căng thẳng, dần dần dẫn đến trầm cảm buồn chán và rối loạn tâm thần.
Tránh sợ hãi: dù nỗi sợ của bạn là gì, hãy học cách thừa nhận, đối mặt và làm chủ nỗi sợ hãi để không gì có thể ngăn cản bước tiến của bạn trong cuộc sống. Theo các chuyên gia tâm lý, sợ hãi là một phản ứng tâm lý bình thường và không cần tự gây áp lực và đè nén quá mức cho bản thân. Khi cảm thấy sợ hãi, hãy cố gắng giữ tâm trạng bình tĩnh, hòa nhã. Dùng sự tưởng tượng của bạn để giữ bình tĩnh, hãy nghĩ về kết quả tồi tệ nhất mình cần đối mặt.
Bạn cũng có thể liệt kê các yếu tố có thể khác nhau của nỗi sợ hãi và học cách đối mặt với nó. Ngoài ra, ăn 40g sô cô la có thể giúp giảm bớt căng thẳng và sợ hãi.
4. Chán nản
Tính cách hướng nội, buồn phiền, không thích giao tiếp, khả năng tự giải quyết kém… Đây là đặc điểm chung của một số bệnh nhân ung thư mà các giáo sư về phòng ngừa ung thư thường nghe được trong khi khám bệnh và tư vấn. Sau khi quan sát lâu dài, chuyên gia lão khoa người Brazil Gomez đã chỉ ra: “Buồn chán lâu dài sẽ dẫn đến việc sản xuất quá nhiều adrenaline và corticosteroid và thúc đẩy quá trình lão hóa” . Có nhiều người cao tuổi sau khi nghỉ hưu, vì không có con cái chăm sóc bên cạnh, luôn bị bao quanh bởi bóng tối của sự cô đơn và u buồn nên già một cách nhanh hơn.
Theo Prevention, nghiên cứu đăng trên tạp chí Molecular Psychiatry nhận định rằng khi buồn, não giải phóng các chất hóa học tương tự thuốc phiện để bù đắp, khiến hoạt động của hệ miễn dịch bị cản trở, thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và gây những chuyển hóa rối loạn.
“Kể cả khi buồn bã, không phải là buồn chán lâu dài, nó vẫn ảnh hưởng xấu đến cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định”, tiến sĩ John E. Mayer (Mỹ), nhà tâm lý học thực dụng kiêm tác giả cuốn Family Fit cho biết. Nỗi buồn càng kéo dài, các tuyến gây căng thẳng thần kinh càng gia tăng. Kết quả là đường trong máu, huyết áp, giấc ngủ bị xáo trộn. Bạn cũng dễ đau đầu, đau cơ khớp.
Tránh buồn chán: Khi đối mặt với sự buồn chán hãy học cách đảo ngược lối suy nghĩ, nhìn nhận mặt tốt của vấn đề và chủ động học cách bình thản giữ cho mình thái độ vui vẻ, hòa ái. Có bạn bè để chia xẻ có thể giúp bạn chuyển sự chú ý của bản thân và thoát khỏi buồn chán. Chơi một vài ván cờ với bạn, yên tĩnh ngồi thiền, tập khí công, yoga cũng là những cách giúp bạn tĩnh tâm và loại bỏ u phiền. Ăn nhiều chuối, táo, nho, yến mạch… có thể giúp thay đổi tâm trạng rất tốt.
5. Thù địch
Những áp lực, bận rộn trong cuộc sống hiện đại và những giao tiếp hằng ngày làm ta không thể tránh khỏi việc sinh ra các loại cảm xúc tiêu cực. Một cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Duke (Mỹ) thực hiện cho thấy, những người có tâm lý thù địch cao dễ gặp rủi ro về sức khỏe hơn những người “dịu ngọt”.
Theo các nhà nghiên cứu, tâm lý thù địch giảm qua thời gian, nhưng những người có tâm lý thù địch giảm nhiều hơn mức bình quân khi họ lớn tuổi hơn thì các yếu tố rủi ro về sức khỏe cũng giảm hẳn. Các rủi ro về sức khỏe ở những người có tâm lý thù địch cao là họ hay hút thuốc hơn, uống nhiều hơn, cảm thấy ít được xã hội ủng hộ và dễ có các triệu chứng mắc bệnh trầm cảm buồn chán.
Sự thù địch có thể biến thành lo lắng, tích lũy lâu dài có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch và nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương tim. Theo tiến sĩ Rosalind Wright đến từ Trường Y tế công cộng Harvard, cảm xúc tiêu cực có liên quan đến sự suy giảm khả năng hoạt động của phổi và gây ra sự suy giảm chức năng phổi ở người cao tuổi. Ngoài ra, cảm xúc thù địch có thể gây ra bệnh tim, hen suyễn và những bệnh về tiêu hoá khác.
Xem phim có nội dung tốt: 80% các loại cảm xúc thù địch có thể tránh được. Khi bạn có trạng thái này, hãy cố gắng chỉ nhìn vào ưu điểm của đối phương. Đối mặt với các quy tắc xã hội và nơi làm việc, hãy suy nghĩ nhiều hơn về công việc và ít tính toán được mất lợi ích cá nhân, cũng như trong các mối quan hệ với người khác. Khi bản thân xuất hiện các dấu hiệu của tâm lý thù địch, có thể pha cho mình một tách trà xanh, khoáng chất thiên nhiên theanine trong đó có thể giúp làm dịu tâm trạng và giải tỏa tâm trí của bạn.
6. Nghi ngờ
Tâm lý hoài nghi thường thấy khá phổ biến ở một số người. Khi nhận thấy một vài điều khó chịu xảy ra trong văn phòng, có người lại buộc chúng liên hệ với bản thân. Có người vợ, khi chồng đi làm về muộn một vài tiếng, lập tức nghi ngờ họ có người phụ nữ khác bên ngoài. Theo các chuyên gia tâm lý, những người đa nghi thường có cảm giác cô độc, tịch mịch, đánh trống ngực và lo lắng. Đặc biệt đối với một số người cao tuổi, ngay cả khi đó là một vấn đề rất nhỏ, cũng khiến họ suy ngẫm và nghi ngờ trong thời gian dài. Mỗi ngày căng thẳng bất an, cuối cùng có thể dẫn đến suy sụp tinh thần, từ đó mất cảm giác ngon miệng và suy dinh dưỡng do bồn chồn.
Tránh nghi ngờ: bác sĩ chuyên khoa Trung tâm tư vấn tâm lý cho biết, nếu bạn cảm thấy mình có cảm xúc nghi ngờ, hãy học cách ghi lại những việc tốt của mình mỗi ngày, điều này sẽ giúp ta tăng cường sự tự tin, cải thiện khả năng giao tiếp với người khác và giảm hiểu lầm. Cũng có thể ăn một số hải sản, để giúp hướng thiện tâm trạng của bạn và loại bỏ trạng thái nghi ngờ không thoải mái.
7. Mất kiểm soát theo mùa
Theo các kết quả nghiên cứu, vào mùa hè nóng nực, khoảng 10% người dễ bị mất kiểm soát về cảm xúc, thường xuyên có cảm giác tranh chấp và xích mích. Vào mùa đông, số bệnh nhân buồn chán sẽ nhiều hơn bình thường. Những vấn đề về cảm xúc này được gọi chung là rối loạn tâm trạng theo thời tiết. Những người nhạy cảm đặc biệt với môi trường và khí hậu sẽ dễ sinh ra sự lo lắng hoặc các trạng thái tâm lý bất an, từ đó gây ra sự suy giảm trầm trọng khả năng hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể.
Tự chủ cảm xúc: tập thay đổi cách ăn uống trong mùa hè, thường xuyên tham gia các loại hoạt động thể thao như bơi lội, leo núi… để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực. Ăn nhiều rau và trái cây vào mùa đông, tham gia các hoạt động ngoài trời, tắm nắng và để ánh sáng tự nhiên trong nhà nhiều hơn đều có lợi cho việc loại bỏ cảm xúc tiêu cực.
Sưu tầm